Cầu Giấy - đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm nay (14/10), tại Công viên Nghĩa Đô, UBND quận Cầu Giấy chính thức khai mạc Hội chợ quảng bá du lịch quận Cầu Giấy năm 2015.

Đây được coi là cơ hội để quận giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế về những điểm đến có một không hai của mình.

Nhiều thế mạnh chưa được khai thác

Theo thống kê, trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện có 65 di tích lịch sử có giá trị, 22 lễ hội truyền thống và nhiều bảo tàng lịch sử, văn hóa có ý nghĩa giáo dục cao. Bên cạnh đó, trên địa bàn tập trung gần 400 cơ sở lưu trú, hơn 1.000 nhà hàng, 7 trung tâm thương mại lớn, 2 công viên có các thiết bị vui chơi hiện đại dành cho trẻ em, hạ tầng giao thông thuận lợi, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô nối liền trung tâm với các tỉnh, thành lân cận. Do đó, quận Cầu Giấy có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cũng như xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch liên kết với các quận, huyện trên địa bàn TP.
Du khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. 	Ảnh: Công Hùng
Du khách tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: Công Hùng
Mặc dù trong những năm qua, ngành “công nghiệp không khói” của quận vẫn đã và đang không ngừng phát triển (năm 2013 đón khoảng 520.000 lượt khách, năm 2014 khoảng 550.000 lượt khách và năm 2015 ước
Hội chợ quảng bá du lịch quận Cầu Giấy năm 2015 diễn ra từ ngày 14 – 18/10, với sự tham gia của 65 gian hàng đến từ các vùng miền trên cả nước. Được biết, ngoài việc tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm, Hội chợ cũng sẽ diễn ra các hoạt động như: Hội thi tuyên truyền viên du lịch quận Cầu Giấy; Hội thi nấu ăn giỏi, giới thiệu các món ẩm thực của Việt Nam; Tọa đàm giới thiệu tiềm năng du lịch trên địa bàn quận Cầu Giấy.
đạt 600.000 lượt khách), nhưng lượng khách du lịch đến tập trung chủ yếu tại Bảo tàng Dân tộc học; Công viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy, Siêu thị Big C… và các di tích tâm linh tiêu biểu như chùa Hà, Đền Quán Đôi, chùa Thánh Chúa... Theo bà Nguyễn Thị Thanh – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Cầu Giấy, con số trên chưa tương xứng với tiềm năng mà quận Cầu Giấy có được.

Bà Thanh chia sẻ, ngoài những khu vui chơi hiện đại, trên địa bàn quận hiện có nhiều điểm đến thuộc diện “có một không ai” nhưng ít người biết đến. Đơn cử như chùa Thánh Chúa, theo sử sách ghi lại, đây là nơi Nguyên phi Ỷ Lan thường lui tới và ở lại để ăn chay niệm Phật. Đây cũng là nơi các vị vua nhà Lý thường đến để nghiên cứu Phật pháp. Hay như Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (số 18, Hoàng Quốc Việt)… Đó là chưa kể đến những nghề truyền thống như: Mành tre mỹ nghệ, giấy Dó (Trung Hòa), giấy Sắc phong (Nghĩa Đô), cốm Vòng (Dịch Vọng Hậu), in tiền vàng mã (Yên Hòa)…

Khai thác kết hợp bảo tồn

Trong những năm qua, công tác phát triển du lịch trên địa bàn quận đã có nhiều bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, bảo tồn và phát huy các giá trị nguyên bản của di tích lịch sử, của lễ hội truyền thống. Cụ thể, từ năm 2012 đến nay, quận đã đầu tư xây dựng 17 tuyến đường với tổng mức đầu tư trên 4.000 tỷ đồng; đầu tư cải tạo, nâng cấp điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng, lễ hội với kinh phí đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa trên 90 tỷ đồng. Tổ chức khảo sát kiểm kê, lập hồ sơ kiểm kê các di vật, cổ vật, đồ thờ tự tại 6 di tích của 7 phường trên địa bàn... Cùng với đó, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá phát triển các nghề truyền thống như cốm làng Vòng, vàng mã Yên Hòa, nghề làm giấy sắc phong tại phường Nghĩa Đô… nhằm thu hút du khách cũng liên tục được đẩy mạnh và đem lại những tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, ngành du lịch quận Cầu Giấy cũng đang bộc lộ một số hạn chế như công tác quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển của xã hội nói chung và công tác du lịch nói riêng. Nhân lực được giao làm công tác quản lý về lĩnh vực này còn ít về số lượng nên ảnh hưởng đến chất lượng quản lý; việc kết nối giữa các đơn vị du lịch với các cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú còn lẻ tẻ, chưa có tổ chức; chưa có mô hình thu hút du lịch mới như tuyến phố đi bộ, tuyến phố ẩm thực, tuyến phố karaoke... do vướng cơ chế chính sách. Đồng thời, nhận thức của các cơ sở kinh doanh chưa đồng đều nên vẫn có trường hợp cơ sở kinh doanh hoạt động vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Để khắc phục những tồn tại trên, bà Thanh cho biết, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với các đơn vị du lịch tổ chức các hoạt động thu hút du khách. Cùng với đó, UBND quận đã giao UBND các phường làm tốt công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Rà soát lập danh sách các di tích xuống cấp để đề nghị tu bổ, tôn tạo, sửa chữa. Đồng thời, yêu cầu công an từ quận đến phường thường xuyên kiểm tra nhân hộ khẩu, khách du lịch đến tham quan và cư trú trên địa bàn…, phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quận.
Quận Cầu Giấy là địa phương tiên phong trong việc tổ chức Hội chợ quảng bá du lịch cấp quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự quảng bá cho các nghề truyền thống, các di sản văn hóa của Cầu Giấy, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của du lịch Thủ đô. Từ mô hình của Cầu Giấy, Sở Du lịch Hà Nội sẽ có những đánh giá để khuyến khích nhân rộng tổ chức các Hội chợ tương tự tại các địa phương khác với tinh thần ngày một tốt hơn.
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội