Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” - kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kinhtedothi - Cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” sẽ diễn ra lúc 20 - 22 giờ ngày 5/4, trực tiếp trên kênh Quốc phòng Việt Nam (QPVN), HTV1 Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, kênh DRT Đài Phát thanh-Truyền hình (PT-TH) tỉnh Đắk Lắk, truyền hình các địa phương và trên các nền tảng số.

Chiều 3/4, đại tá Phạm Văn Tú – Trưởng Ban Tổ chức chương trình, Giám đốc Trung tâm PT-TH Quân đội cho biết, dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nội dung sâu sắc, hình thức phong phú nhằm góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn, thể hiện tình cảm tri ân công lao to lớn của các thế hệ cha anh đã chiến đấu và hy sinh vì non sông hoà bình, thống nhất đất nước.

Trưa 30/4/1975, các mũi tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng Sài Gòn, buộc chính quyền của Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Ảnh: BTC cung cấp.

Trong đó, cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” là một trong những chương trình giao lưu chính luận, nghệ thuật quy mô lớn đầu tiên được tổ chức trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam. Chương trình do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thành uỷ, UBND TP Hồ Chí Minh; Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp chỉ đạo Trung tâm PT-TH Quân đội, Công ty Truyền thông Viettel, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh và Đài PT-TH tỉnh Đắk Lắk thực hiện, với sự phối hợp của Quân khu 5, Quân khu 7 và các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội.

Cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” sẽ diễn ra từ lúc 20 - 22 giờ tối 5/4, trực tiếp trên kênh Truyền hình QPVN, kênh HTV1 Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, kênh DRT Đài PT-TH tỉnh Đắk Lắk, kênh truyền hình các địa phương và trên các nền tảng số.

Tại các điểm cầu của chương trình sẽ có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội; lãnh đạo, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử cùng đông đảo đại biểu các tầng lớp Nhân dân.

Điểm cầu tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh. Ảnh: BTC cung cấp.

Chương trình “Bản trường ca hoà bình” được tổ chức tại 3 điểm cầu: Hà Nội (Trường quay Trung tâm PT-TH Quân đội), TP Hồ Chí Minh (Hội trường Thống Nhất) và tỉnh Đắk Lắk (Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột).

Điểm cầu Hà Nội có ý nghĩa biểu trưng cho sự chỉ đạo, quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Bác Hồ đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc. Buôn Ma Thuột biểu trưng cho Chiến thắng Buôn Ma Thuột (ngày 10/3/1975), mở màn thắng lợi, tạo bước ngoặt lịch sử cho Đại thắng mùa Xuân 1975. Hội trường Thống Nhất - biểu tượng của chiến thắng, hoà bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, là nơi đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (ngày 30/4/1975), giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối.

Trailer “Bản trường ca hòa bình”. Clip: BTC cung cấp.

Chương trình “Bản trường ca hòa bình” có sự kết hợp giữa các phóng sự với nội dung ngắn gọn, có tính khái quát, kết hợp khéo léo với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn bằng các hình thức biểu đạt phong phú: âm nhạc thính phòng, múa đương đại, biểu diễn thực cảnh, trình diễn ánh sáng 3D mapping, laser, khói lửa, pháo hoa, trình chiếu đồ hoạ... nhằm hình tượng hoá, nghệ thuật hoá các thông tin lịch sử, giúp các câu chuyện lịch sử trở nên dễ hiểu, dễ tiếp cận với đông đảo các tầng lớp khán giả.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài quân đội, như: Phạm Thế Vỹ, Đăng Dương, Y Joel Knul, Võ Hạ Trâm, Viết Danh, Đỗ Tố Hoa, Vũ Thắng Lợi, Đào Tố Loan, Hoàng Hồng Ngọc, Hồng Duyên, Minh Ngọc, Tuấn Ngọc, Thế Dũng, Minh Chuyên, Mai Hiền Xuân, Thảo Trang, Điểu Náp, Roda Mick…

Cùng với đó, chương trình còn mang tới các câu chuyện, hồi ức bi tráng, giàu cảm xúc của các nhân chứng lịch sử trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh - một trong những thắng lợi vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, kết thúc 21 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ.

Nội dung chương trình khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam - biểu tượng sáng ngời của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế vô tư, trong sáng, cũng chính là chiến thắng của sức mạnh chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

TP Hồ Chí Minh: Bị cắt hợp đồng khai thác, chủ bãi xe phản ứng 

TP Hồ Chí Minh: Bị cắt hợp đồng khai thác, chủ bãi xe phản ứng 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

06 Apr, 06:01 AM

Trong bài viết “Học tập suốt đời” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để sánh vai với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống, là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn một nghìn năm lịch sử, là Thủ đô văn hiến, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Hà Nội có truyền thống hiếu học lâu đời, được gìn giữ, phát huy cho tới ngày nay, trở thành nét văn hóa đẹp của người Tràng An.

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ