Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chẩn đoán tiền tiểu đường ở người già có ý nghĩa gì?

Kinhtedothi - Chúng ta đều biết, người già (65 tuổi trở lên) khi mắc bệnh tiểu đường loại 2 cần có lối sống phù hợp và đôi khi là dùng thuốc để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác động của việc mắc bệnh tiền tiểu đường ở độ tuổi này là như thế nào và cách ứng xử với nó.

Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường là giai đoạn thường đi trước sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Cả bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường đều được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm truyền thống nhất là xét nghiệm đường huyết lúc đói (The fasting plasma glucose test - FPG). Nó thường được đo vào buổi sáng sau khi nhịn ăn từ 8 -10 giờ. Giá trị dưới 100mg/dL được coi là bình thường; từ 100 - 125mg/dL cho thấy tình trạng tiền tiểu đường; bằng hoặc cao hơn 126 mg/dL là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường cũng có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (Oral glucose tolerance test - OGTT). Đường huyết được đo trước và hai giờ sau khi uống đồ uống có chứa 75g đường. Giá trị dưới 140 mg/dL được coi là bình thường, từ 140 - 199mg/dL được coi là suy giảm dung nạp glucose/tiền tiểu đường và bằng hoặc cao hơn 200 mg/dL là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa.

Xét nghiệm thứ ba để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường là đo glycohemoglobin (A1c) trong máu. Giá trị dưới 5,7% được coi là bình thường, từ 5,7 - 6,4% được coi là trung bình/tiền tiểu đường và bằng hoặc cao hơn 6,5% là gợi ý của bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm lặp lại thường được yêu cầu để xác nhận chẩn đoán tiền tiểu đường hoặc tiểu đường đối với tất cả các xét nghiệm nói trên.

Điều quan trọng cần biết nếu bị tiền tiểu đường?

Điều cực kỳ quan trọng là phải biết có bị tiền tiểu đường hay không. Biết được điều này, chúng ta không chỉ biết mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn mà còn biết khả năng sẽ bị tình trạng huyết áp và mỡ máu cao, tất cả đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tin tốt là bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa, hoặc ít nhất là trì hoãn. Với người bị tiền tiểu đường, việc cải thiện chế độ ăn uống và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên (dẫn đến giảm 7% cân nặng) đã giúp giảm 58% tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2.

Do đó, điều chỉnh lối sống thường được khuyến nghị cho tất cả những người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cân nhắc cho dùng thuốc để điều trị tình trạng rối loạn glucose khi đói nhằm ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. Thuốc thường dùng là metformin, liều dùng do bác sĩ chỉ định.

Người già được chẩn đoán tiền tiểu đường có giống như đối với người trẻ tuổi hoặc trung niên không?

Nghiên cứu gần đây đã cung cấp một số thông tin thú vị về vấn đề này. Nghiên cứu Rủi ro xơ vữa động mạch trong cộng đồng (The Atherosclerosis Risk in Communities - ARIC) đã theo dõi 4.000 người trưởng thành từ 45 - 64 tuổi vào cuối những năm 1980.

Một phân tích gần đây trên 3.412 người từ 71 tuổi trở lên từ nhóm nói trên đã phát hiện ra rằng, những người bị tiền tiểu đường (dựa trên mức FPG hoặc A1c) có nhiều khả năng duy trì ở trạng thái tiền tiểu đường hoặc trở lại giá trị glucose bình thường thay vì tiến triển thành bệnh tiểu đường, sau thời gian theo dõi 6,5 năm.

Trên thực tế, ít hơn 12% số người trong nghiên cứu này tiến triển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường, bất kể xét nghiệm nào được sử dụng để đo lượng đường trong máu.

Những phát hiện này cho thấy rằng tiền tiểu đường ở người lớn tuổi dường như không quan trọng trong việc xác định nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 như ở người trẻ tuổi.

Trên thực tế, thay đổi lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở những người lớn tuổi cả về thể chất lẫn tâm trí.

Do vậy, mặc dù rất có khả năng tiền tiểu đường ở người lớn tuổi không có tác động giống như ở người trẻ tuổi, nhưng việc tuân theo lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên vẫn được khuyến cáo.

Lối sống và cách điều trị đúng cho người tiểu đường

Lối sống và cách điều trị đúng cho người tiểu đường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ