Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Châu Á bắt đầu “thấm” khủng hoảng năng lượng

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nỗ lực loại bỏ than đá, giữa lúc nhu cầu năng lượng tăng vọt để phục hồi sau đại dịch Covid-19 đã đẩy người dân trên toàn cầu vào khủng hoảng năng lượng. Tình trạng này đã bắt đầu lan sang các nước châu Á.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm chao đảo từ châu Âu sang châu Á, với các nhiên liệu để sưởi ấm hoặc phát điện như propane, dầu diesel và dầu nhiên liệu bị “cháy” nhu cầu. Goldman Sachs dự đoán cuộc khủng hoảng sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ dầu thô gia tăng vào cuối năm nay, trong khi Trung Quốc đã ra lệnh cho các công ty quốc doanh đảm bảo nguồn cung năng lượng cho mùa đông bằng mọi giá.
Theo Financial Times, các hợp đồng khí đốt châu Âu giao trong tháng 11 đã tăng giá 23% lên 117,50 Euro/megawatt giờ, do khả năng thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông tới. Trong khi đó, giá nhiên liệu tại An tăng vọt - gấp ba lần trong hai tháng qua. Giá khí đốt tự nhiên châu Âu tăng cao kỷ lục hôm 5/10, kéo thị trường trái phiếu đi xuống, cho thấy các nhà đầu tư nhận định thiệt hại kinh tế từ cuộc khủng hoảng sẽ còn lan rộng.
 Giá nhiên liệu ở châu Á tăng vọt, kéo theo nhu cầu dầu gia tăng. Ảnh: The Guardian
Mức tăng giá mới nhất đồng nghĩa khí đốt ở Anh và châu Âu đang giao dịch ở mức hơn 200 USD/thùng dầu với các tác động lạm phát đe dọa lan rộng thông qua các nền kinh tế phụ thuộc vào khí đốt để sưởi ấm và sản xuất năng lượng. 
Nguyên do của cuộc khủng hoảng này là do giá năng lượng tăng cao bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng gia tăng hậu Covid-19. Đồng thời các động thái của chính phủ nhằm cắt giảm nguồn cung than đá gây ô nhiễm, chuyển sang năng lượng sạch - mặt khác gây áp lực lên các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu. Nga, nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, đã hạn chế xuất khẩu theo đường ống đối với các hợp đồng dài hạn. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả tình hình ở châu Âu là“cơn cuồng loạn và bối rối”, đổ lỗi cho việc nguồn cung bị thắt chặt do đầu tư quá mức vào nhiên liệu hóa thạch khi các nền kinh tế đang cố gắng xoay sang năng lượng tái tạo.
Dư chấn của cuộc khủng hoảng này bắt đầu được cảm nhận tại châu Á, nơi giá propane - một sản phẩm dầu thường sử dụng trong sản xuất nhựa - đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2016, trong khi giá dầu nhiên liệu tăng gần gấp đôi so với một năm trước. 

Các nhà máy lọc dầu đang được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng, với lợi nhuận chuyển đổi dầu sang diesel tăng cao nhất kể từ tháng 1/2020. Theo Bloomberg, tình trạng này bắt nguồn từ việc giá nguyên liệu điện như than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng tăng (LNG) cao. Chi phí của nhiên liệu siêu lạnh ở châu Á cũng đang tăng mức kỷ lục.

Lượng dầu diesel Trung Quốc tiêu thụ đã tăng mạnh vào mùa đông năm ngoái do các nhà máy đổ xô lắp đặt máy phát điện di động để đảm bảo các nhà máy vẫn hoạt động trong thời gian thiếu điện và xu hướng đó có thể sẽ tiếp tục trong năm nay. Nhu cầu ở châu Âu đã tăng vọt, làm tăng khoảng cách giá mặt hàng này với châu Á, trong khi xuất khẩu nhiên liệu của Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng. Nguồn cung khí hóa lỏng (LPG) thắt chặt cũng góp phần làm tăng giá, theo Serena Huang, nhà phân tích hàng đầu châu Á tại Vortexa. Nhà cung cấp LPG hàng đầu cho Ả Rập Saudi giảm 30% sản lượng trong tháng 9 so với một tháng trước đó xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2. Các đơn hàng từ Mỹ sang châu Á giảm hơn 30% trong tháng 9 so với 1 tháng trước đó, mức thấp nhất kể từ tháng 2, theo Serena Huang, nhà phân tích tại Vortexa. Nhà phân phối LPG hàng đầu cho khu vực cũng đã tăng giá cao nhất trong 7 năm.

Mặt khác, Tập đoàn Saudi Aramco ước tính cuộc khủng hoảng khí đốt cũng đẩy cao nhu cầu dầu lên 500.000 thùng/ngày, trong khi Goldman Sachs nhận định, mức tiêu thụ này sẽ còn cao hơn, trong khi lượng dầu nhiên liệu trữ kho đang giảm dần.

Các kho dự trữ tại của Singapore nhằm cung cấp nhiên liệu cho tàu hoặc dự phòng khẩn cấp đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm. Khu vực Nam Á sẽ sản xuất khoảng 85.000 đến 90.000 thùng dầu/ngày với nhu cầu gia tăng từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022, chủ yếu từ lĩnh vực sản xuất điện, theo Sandra Octavia, một nhà phân tích của hãng Energy Aspects.