Châu Á vẫn là thị trường chủ lực đưa khách du lịch đến Việt Nam
Trong tổng số hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2024, lượng khách đến bằng đường hàng không chiếm 83,6%, đường bộ chiếm 13,5% và đường biển chiếm 2,9%.
Việc ngành du lịch đón một lượng lớn khách quốc tế trong quý I/2024 đã khiến doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I/2024 ước đạt 174.800 tỷ đồng, du lịch lữ hành ước đạt 14.100 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tại một số địa phương doanh thu quý I/2024 từ ngành du lịch tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm Đà Nẵng tăng 69%, TP Hồ Chí Minh tăng 59%, Cần Thơ tăng 57,7%, Hà Nội tăng 47,6%, Quảng Ninh tăng 18,5%, Lâm Đồng tăng 13,3%.

Báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia cho thấy, hiện Châu Á vẫn là nguồn khách lớn nhất tới Việt Nam, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc khi đã có hơn 1,2 triệu lượt lượt khách tới Việt Nam, bằng 150% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10% so với cùng kỳ 2019.
Đứng thứ hai là Trung Quốc với gần 890.000 lượt, gấp 6,4 lần so với cùng kỳ 2023. Các thị trường thuộc top 10 gửi khách đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm còn lại gồm Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Mỹ và Australia.
Năm 2024, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, 110 triệu du khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 850.000 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ, lượng khách quốc tế phục hồi mạnh mẽ nhờ hiệu quả của chính sách cấp visa thị thực thuận lợi, chương trình kích cầu xúc tiến du lịch đã dần phát huy hiệu quả.

Thời gian tới để tiếp tục thu hút du khách quốc tế chọn Việt Nam làm điểm đến đòi hỏi toàn ngành cần thực hiện tốt việc truyền thông, xúc tiến quảng bá trong tình hình mới, trong đó cần xác định rõ thị trường mục tiêu, tăng cường tiếp cận trực tiếp khách hàng để cung cấp thông tin điểm đến.
Hiện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đang nghiên cứu, tham mưu Bộ VHTT&DL trình cấp có thẩm quyền để chỉnh sửa các quy định liên quan đến hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển du lịch.
Đồng thời, cần đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường nguồn lực để xúc tiến quảng bá tầm quốc gia, quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp du lịch cần tăng cường liên kết với các ngành khác như nông nghiệp, công thương phát triển thêm nhiều sản sản phẩm tăng chi tiêu, mua sắm của du khách.

"Sốt" vé máy bay kỳ nghỉ 30/4, du lịch tìm cách thích ứng
Kinhtedothi- Còn hơn 1 tháng nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4, nhưng thị trường vé máy bay tới các điểm du lịch bắt đầu “nóng” và tăng đột biến. Điều này khiến các doanh nghiệp lữ hành đứng ngồi không yên.

Xây dựng, phát triển tour, tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch ĐBSCL
Kinhtedothi - Ngày 29/3, tại TP Cần Thơ, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo: “Xây dựng, phát triển tour - tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”.

Du lịch Hà Nội đón 1,4 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2024
Kinhtedothi - Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong tháng 3/2024 ngành du lịch Hà Nội đã đón được 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 468.000 lượt khách, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2023.