Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Châu Âu được hậu thuẫn từ đồng minh của Nga

Kinhtedothi - Dự án dẫn khí mới được kỳ vọng hỗ trợ hiệu quả cho châu Âu khi nguồn cung từ Nga giảm mạnh.

Lễ khởi công đường ống dẫn khí đốt mới chạy từ tỉnh Igdir, phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ đến Sederek, phía Tây Azerbaijan vừa diễn ra hôm qua với sự tham dự của cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Nguồn: TASS

Phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lạc quan: “Dự án đường ống dẫn khí Igdir-Nakhichevan sẽ giúp chúng tôi tăng cường hơn hợp tác năng lượng với Azerbaijan, đồng thời góp phần đảm bảo nguồn cung cho châu Âu”.

Theo ông Erdogan, Nakhichevan là khu vực có tiềm năng lớn để phát triển tuyến vận chuyển năng lượng và vận tải đối với hành lang hậu cần từ Đông sang Tây.

Cũng trong cuộc gặp với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, hai nước đã ký một số thỏa thuận về xây dựng tuyến đường sắt Kars-Nakhichevan, nhà ở và điện ở Nakhichevan. Đây cũng là tiền đề quan trọng thúc đẩy mối hợp tác trong lĩnh vực hậu cần, vận tải và năng lượng.

Khi xung đột quân sự tại Ukraine nổ ra, trong khi phương Tây cắt đứt phần lớn hoạt động kinh doanh với Nga, thì Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, đã tăng cường thương mại với Moscow vì lý do chính trị và kinh tế.

Nga trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi nhiều công ty Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hoạt động ở Nga.

Châu Âu nỗ lực giảm thiểu năng lượng Nga

Dữ liệu từ cơ quan thống kê Eurostat công bố 25/9 cho thấy nhập khẩu năng lượng của Liên minh châu Âu từ Nga tiếp tục giảm trong quý 2/2023, khi các quốc gia thành viên quyết giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Moscow.

Nhập khẩu năng lượng của EU trong quý 2/2023 giảm 39,4% về giá trị và 11,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Nỗ lực của “lục địa già” đã thành công khi thị phần dầu mỏ của Nga tại khu vực này giảm từ 15,9% trong quý 2/2022 xuống 2,7% trong quý 2/2023. Theo Eurostat, từ vai trò nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho châu Âu, giờ đây Nga tụt xuống vị trí thứ 12.

Trong khi đó, thị phần của Na Uy, Kazakhstan, Mỹ và Ả Rập Saudi tại EU đã tăng lên đáng kể.

Thêm nữa, EU đã cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển kể từ tháng 12/2022 và từ tháng 2/2023 ra lệnh cấm vận đối với các sản phẩm dầu đã tinh chế nhằm trừng phạt nước này liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

19 Apr, 07:25 AM

Kinhtedothi – Giá vàng toàn cầu đang trong hành trình tăng mạnh chưa từng có, vượt ngưỡng 3.350 USD/ounce và có thể tiếp tục lập đỉnh trong nửa cuối năm 2025. Đà tăng này được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, kỳ vọng lãi suất giảm, đồng USD suy yếu và lực mua kỷ lục từ các ngân hàng trung ương.

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

19 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang, Boeing - biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Mỹ – đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới với quyết định gây sốc từ Bắc Kinh: yêu cầu các hãng hàng không nội địa ngừng nhận máy bay Boeing và không đặt thêm đơn hàng mới.

Hà Nội - Sejong (Hàn Quốc) khởi đầu hợp tác chiến lược bền vững

Hà Nội - Sejong (Hàn Quốc) khởi đầu hợp tác chiến lược bền vững

18 Apr, 03:33 PM

Kinhtedothi - Cuộc gặp giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và đoàn đại biểu TP Sejong (Hàn Quốc) không chỉ đánh dấu lần đầu tiên hai TP thiết lập tiếp xúc cấp cao, mà còn mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác bền vững, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ