[Thuốc&Dinh dưỡng]

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

BS. Nguyễn Phú Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bệnh tiểu đường đang gia tăng, nhưng hầu hết các trường hợp có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thực hiện các bước để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường không có nghĩa là sống trong “thiếu thốn”.

Người bệnh không cần phải bỏ đồ ngọt hoàn toàn hoặc từ bỏ nhiều sở thích ăn uống của mình để sống một đời nhạt nhẽo khi bắt buộc phải sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Người bệnh vẫn có thể thưởng thức các loại thực phẩm yêu thích của mình và có niềm vui từ bữa ăn mà không cảm thấy đói hoặc bị “tước đoạt” niềm vui của cuộc sống.

Điều quan trọng nhất có thể làm cho sức khỏe của người bệnh là giảm cân. Chỉ cần mất 5 - 10% tổng trọng lượng có thể giúp giảm lượng đường trong máu đáng kể, cũng như giảm huyết áp và cholesterol.

Ăn uống đúng là rất quan trọng nếu người bệnh đang cố gắng để ngăn chặn hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường đơn giản chỉ là một kế hoạch ăn uống lành mạnh đó là chất dinh dưỡng, ít chất béo, và lượng calo trung bình. Nó là một chế độ ăn uống lành mạnh cho bất cứ ai! Sự khác biệt duy nhất là người bệnh cần phải chú ý hơn đến một số lựa chọn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều chất đạm, đặc biệt là protein động vật, thực sự có thể gây kháng insulin. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm protein, carbohydrates và chất béo. Cơ thể chúng ta đủ ba chất đó cho cơ thể hoạt động. Điều quan trọng là một chế độ ăn uống cân bằng.
Người bệnh phải cắt giảm carbohydrates? Chính là có chế độ ăn uống cân bằng. Loại carbohydrates ăn là đặc biệt quan trọng. Tập trung vào carbohydrates trong ngũ cốc nguyên hạt vì chúng là nguồn xơ tốt và được tiêu hóa từ từ, giữ mức đường trong máu nhiều hơn.

Carbohydrates có ảnh hưởng lớn trên đường trong máu - nhiều hơn so với chất béo và protein, nhưng người bệnh không cần phải tránh chúng. Người bệnh chỉ cần lựa chọn thông minh về những loại carbohydrates để mình ăn. Nói chung, tốt nhất là hạn chế carbohydrate tinh chế cao như bánh mì trắng, mì ống, gạo, cũng như soda, kẹo, và đồ ăn nhanh. Ngũ cốc chứa nhiều carbohydrates phóng thích chậm. Carbohydrates chậm phóng thích giúp giữ mức đường trong máu ổn định vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin, cung cấp năng lượng lâu dài và giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn.

Lựa chọn carbohydrates có kèm với chất xơ: Gạo nâu; khoai lang, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan…

Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, có nghĩa là lượng đường trong máu không tăng đột biến một cách nhanh chóng (chất béo lành mạnh: bơ đậu phộng, sữa chua, hoặc một số loại hạt).

Các chất béo tốt nhất là chất béo không bão hòa, đến từ nguồn thực vật, cá và tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng bao gồm dầu ô liu, dầu hạt cải, các loại hạt, và bơ. Cũng tập trung vào các axit béo omega-3 giúp chống lại các chứng viêm, hỗ trợ não bộ và sức khỏe tim mạch. Nguồn omega-3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, và hạt lanh.

Giảm nước ngọt, soda và nước trái cây: đồ uống ngọt đường uống mỗi ngày, nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng khoảng 15%. Mua trà không đường, sữa chua không đường, và tự thêm ít đường (hoặc trái cây) cho mình.