Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công

Kinhtedothi - Những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn dành những tình cảm đặc biệt với gia đình Người có công, các chính sách hỗ trợ Người có công luôn được đề cao và thực hiện rất có hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đề nghị các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương nên nghiên cứu: Đó là chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công và con của họ theo Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 về việc hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.

Như tôi được biết, hiện nay con của Người có công là: Con đẻ của Liệt sỹ; con đẻ của Thương binh, bệnh binh khi đi học được Nhà nước ưu đãi học tập. Song trong quá trình làm việc tôi thấy quá trình con của Người có công đi làm giấy tờ đề nghị ưu đãi học tập gặp một số khó khăn như: Phải đi lại nhiều lần vì nhiều khi Ban giám hiệu Nhà trường bận đi họp … không xin được chữ ký. Các em mất thời gian đi làm thủ tục giấy tờ hàng kỳ, hàng năm học… dẫn đến các em không có thời gian để nghiên cứu, học tập.

Có nhiều em học xa nhà có hộ khẩu ở miền Trung, miền Nam, miền núi, hải đảo …. đi học ở Hà Nội và ngược lại phải về xã, về Phòng Lao động, Thương binh xã hội huyện, quận, thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để nộp phải đi lại nhiều lần, chi phí mỗi lần đi lại để xin chế độ rất tốn kém như tiền vé xe, tiền ăn, tiền gửi bưu điện…gây tốn kém và lãng phí cho các em học sinh, sinh viên…

Thời gian để các xã, các phòng Lao động TBXH huyện, quận, thị xã kiểm tra hồ sơ và cấp tiền cũng phải có thời gian nhất định….Ngoài ra quá trình thực hiện một số em học sinh còn gặp phải sự sách nhiễu, gây phiền hà của một số cán bộ làm công tác này tại các cơ quan quản lý Nhà nước ….

Với những khó khăn cơ bản nêu trên, theo tôi nên thực hiện chính sách ưu đãi học tập cho con của Người có công ngay tại các cơ sở giáo dục và trường học nơi các em học tập để giảm bớt những khó khăn cho các em trong quá trình đi học không phải phân tâm vào việc khác, chuyên tâm vào học tập và nghiên cứu. 

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn là cơ quan chủ trì và là cơ quan chủ quản dự trù kinh phí, hướng dẫn các Sở Lao động, Thương binh và  Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Ưu đãi học tập cho con Người có công. Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục & Đào tạo các tinh, thành phố  hướng dẫn các trường làm tốt chính sách này một cách công khai, minh bạch và đúng chế độ. Bộ Tài chính: Trên cơ sở dự toán của Bộ LĐTBXH và Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ động bố trí kinh phí cho việc thực hiện chế độ này, hướng dẫn các Sở Tài chính các tỉnh, thành phố. Đồng thời, thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra …. việc thực hiện. Kiểm toán nhà nước: Phải xây dựng kế hoạch kiểm toán các trường học, các sở Giáo dục & Đào tạo trong quá trình thực hiện không để lãng phí ngân sách Nhà nước. Các cơ sở giáo dục, các trường học thực hiện việc tổng hợp và báo cáo về UBND xã; UBND huyện, quận, thị xã; UBND tỉnh, thành phố qua các ngành chức năng để thực hiện chế độ đảm bảo, kịp thời và chính xác. 

Các em học sinh, sinh viên là con người có công chỉ cần phô tô công chứng thẻ chứng nhận là con của liệt sỹ, thẻ Thương binh, thẻ bệnh binh và giấy khai sinh nộp cho nhà trường.

Tôi rất mong các cơ quan chức năng cải tiến, hoàn thiện, giảm bớt các thủ tục, góp phần quan tâm đối với các gia đình chính sách, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa”.  
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

11 Jul, 01:18 PM

Kinhtedothi - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, hệ thống chính quyền hai cấp tại tỉnh Phú Thọ bước đầu vận hành ổn định, thực tế triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) tại cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả, thông suốt.

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

10 Jul, 09:24 AM

Kinhtedothi-Trong 5 năm qua, TP Hà Nội tập trung đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm “cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”.

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

10 Jul, 08:22 AM

Kinhtedothi - Cuộc sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng, diễn ra vào thời điểm Đảng ta đang quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy, đã mở ra một chương mới trong tổ chức bộ máy hành chính quốc gia. Chỉ sau chưa đầy 10 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền hai cấp, thành phố Đà Nẵng mới đã chứng minh được tính đúng đắn, cấp thiết và hiệu quả thực tiễn của chủ trương lớn này.

TP Hồ Chí Minh: người dân cảm nhận rõ sự tích cực sau những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TP Hồ Chí Minh: người dân cảm nhận rõ sự tích cực sau những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

09 Jul, 06:57 PM

Kinhtedothi - Gần 10 ngày sau sáp nhập địa giới hành chính và chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các xã, phường mới tại TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hoạt động ổn định. Công tác giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, người dân bày tỏ sự hài lòng và tin tưởng vào mô hình chính quyền mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ