Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chích mụn tại nhà, bé sơ sinh bị nhiễm trùng huyết

Kinhtedothi - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé trai S.V.P. (15 ngày tuổi, ở Lai Châu) vào viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết, hoại tử phần mềm vùng lưng do người nhà tự lấy kim khâu quần áo để chích mụn nhọt.
 Vùng da bị hoại tử của bé S.V.P.
Gia đình cho biết, 3 ngày sau sinh, thấy trên lưng trẻ có xuất hiện nốt mụn nhỏ li ti, người nhà lấy kim khâu quần áo để chích mụn cho trẻ. Một ngày sau, vết mụn xuất hiện viêm tấy đỏ và ngày càng lan rộng. Đến ngày thứ 7, trẻ có dấu hiệu hoại tử phần da vùng lưng nên được người nhà đưa đến Trung tâm y tế huyện khám và tiếp tục được chuyển đến bệnh viện tỉnh điều trị. Tại đây, trẻ được chẩn đoán nhiễm trùng huyết, hoại tử phần mềm vùng lưng. Sau đó, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Theo bác sĩ CKII Lê Thị Hà – Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, tổn thương hoại tử da lan rộng, vùng lưng chảy nhiều dịch mủ, bệnh nhi đựợc điều trị kháng sinh, rửa vết thương, chiếu plasma lạnh hàng ngày nhưng da vùng lưng của trẻ vẫn tiếp tục hoại tử lan rộng. Ngày 13/4, các bác sĩ đã chỉ định mổ cắt lọc tổ chức hoại tử.

Hơn một tuần sau phẫu thuật, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định hơn, vết thương khô, tuy nhiên vẫn cần được tiếp tục theo dõi, điều trị và chăm sóc vết thương.
 Bé S.V.P. đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

“Đây là trường hợp viêm mủ phần mềm nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết do người nhà tự xử lý các tổn thương da và đưa trẻ đến bệnh viện muộn khi tổn thương da lan rộng. Mụn mủ trên da thường do tụ cầu gây ra, cần được khám và dùng kháng sinh phù hợp. Việc xử lý vết thương tại nhà có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ” – bác sĩ Hà cho hay.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc, các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có mụn mủ trên da, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn và xử trí kịp thời. Tuyệt đối không tự ý chích nặn mụn, nhọt hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét rộng, gây nhiễm trùng máu, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ