Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 4 luật
Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 58/TTr-BTNMT ngày 26/5/2024 và hồ sơ liên quan kèm theo.
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội bổ sung Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, quyết định xây dựng, ban hành Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (tháng 5 năm 2024).
Bộ Tư pháp báo cáo lại Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ gần nhất theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc của Chính phủ.
Ngày 26/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 53/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị các đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật trên nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời triển khai ngay sau khi các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, các Tổ chức tín dụng được Quốc hội đồng ý cho phép có hiệu lực sớm (dự kiến từ ngày 01 tháng 8 năm 2024).

Sửa Luật Thủ đô: Để Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa
Kinhtedothi - Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2030, công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác...

Sửa Luật Thủ đô: tạo “hệ sinh thái” để phát triển công nghiệp văn hóa
Kinhtedothi - Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những nhiệm vụ được TP Hà Nội tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ này. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tháo gỡ các quy định pháp luật để Hà Nội tạo đà phát triển công nghiệp văn hóa.

Sửa Luật Thủ đô: ưu tiên thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống
Kinhtedothi - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm an toàn đê điều và phòng, chống lũ.