Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tuyên Quang: cần ứng dụng khoa học công nghệ với mục đích cụ thể, hướng đi rõ ràng

Kinhtedothi – Ngày 10/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Phan Huy Ngọc chủ trì buổi làm việc với các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, ứng dụng hoa học công nghệ, công tác chuyển đổi số.

Lĩnh vực khoa học công nghệ được quan tâm đặc biệt

Tham dự buổi làm việc có Giám đốc và Phó Giám đốc các sở; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo đơn vị liên quan.

Những năm qua, lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) được tỉnh đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã bố trí trên 672 tỷ đồng thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Qua đó, đạt được một số kết quả nổi bật như hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong giải quyết thủ tục hành chính, quản lý văn bản, nâng cao hiệu quả điều hành và giải quyết công việc. Nhiều đề tài ứng dụng, chuyển giao khoa học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, công thương, y tế đem lại hiệu quả thiết thực nâng cao năng suất, chất lượng và thương hiệu sản phẩm nông sản và lưu thông hàng hóa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, quản lý tài nguyên và phòng, chống thiên tai.

Qua đó, góp phần giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Tuyên Quang (sau khi sáp nhập) 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,29%, đứng thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ; đứng thứ 25/34 tỉnh, TP sau khi sáp nhập.

Tuy nhiên, việc ứng dụng KHCN, công tác chuyển đổi số vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đạt kỳ vọng. Mô hình sản xuất nhỏ lẻ, chưa ứng dụng công nghệ tiên tiến, chưa có sản phẩm thương hiệu nổi trội, giá trị sản phẩm còn thấp; hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ; cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ còn thiếu; nguồn kinh phí chi cho khoa học và công nghệ còn thấp; chuyển đổi số trong công tác y tế, giáo dục, chất lượng còn nhiều hạn chế. Hạ tầng công nghệ số của các sở, ngành, đơn vị đã được đầu tư nhưng chưa được sử dụng đồng bộ, rộng rãi, hiệu quả chưa cao...

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình bày báo cáo tại buổi làm việc.

Định hướng ứng dụng khoa học công nghệ trên các lĩnh vực

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các ngành đề xuất một số định hướng ứng dụng KHCN trên các lĩnh vực như: phát triển vật nuôi thế mạnh, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, thu hút đầu tư công nghệ cao, đầu tư xanh và bền vững, phát triển thương mại điện tử và cụm công nghiệp thông minh, đầu tư xây dựng hạ tầng và nhân lực số trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; xây dựng phần mềm ứng dụng kết nối trao đổi thông tin 2 chiều giữa các ngành của tỉnh và 124 xã, phường….

Đồng thời, kiến nghị với UBND tỉnh, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cơ bản, chuyên sâu về chuyển đổi số; xem xét bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh (hoặc các nguồn kinh phí hợp pháp khác) để thực hiện mở rộng, nâng cấp các nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy và mô hình chính quyền địa phương hai cấp…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc đánh giá bước đầu các sở, ngành đã triển khai các nhiệm vụ ứng dụng KHCN vào trong các hoạt động của các ngành, lĩnh vực theo tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc ủng hộ các đề xuất ứng dụng KHCN của các sở trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường học tập kinh nghiệm của các địa phương khác, cùng với tình hình thực tiễn của tỉnh đề xuất các phương án triển khai, đầu tư, vùng thực hiện và ứng dụng KHCN trên các lĩnh vực với các mục đích cụ thể, có hướng đi rõ ràng, xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc yêu cầu đối với lĩnh vực nông nghiệp, phải xác định vai trò của KHCN là trọng tâm trong nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, giá trị tăng trưởng của ngành và của tỉnh.

Về quản lý Nhà nước và cải cách hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, phải xác định việc ứng dụng, triển khai các phần mềm trong quản lý Nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính, chính quyền số là nhiệm vụ quan trọng, cần khắc phục ngay những hạn chế trong ứng dụng công nghệ sau khi hợp nhất tỉnh.

Các sở, ngành tiếp tục chủ động nghiên cứu, đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN, chuyển đổi số, đảm bảo việc ứng dụng hiệu quả KHCN, chuyển đổ số vào các lĩnh vực: quản lý Nhà nước, sản xuất kinh doanh, nông nghiệp… đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đã đề ra.

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

Phường Kim Liên: Chủ động vận hành, tăng chuyển đổi số để phục vụ tốt người dân

Phường Kim Liên: Chủ động vận hành, tăng chuyển đổi số để phục vụ tốt người dân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa giữ đà tăng trưởng GRDP gần 8%

Thanh Hóa giữ đà tăng trưởng GRDP gần 8%

10 Jul, 09:48 PM

Kinhtedothi - 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa ghi nhận thêm 1.725 doanh nghiệp thành lập mới, đứng đầu Bắc Trung bộ. GRDP toàn tỉnh tăng 7,88%, thu ngân sách đạt gần 30.000 tỷ đồng. Cùng với đó, công tác sắp xếp bộ máy, tinh gọn chính quyền được triển khai quyết liệt, tạo tiền đề cho phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ