Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính quyền địa phương 2 cấp đã được vận hành tốt, nhất là tại cấp xã thành lập mới ở khu vực đô thị

Kinhtedothi- Sáng 10/7, tại Phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4, 5 và 6/2025.

Kỳ vọng những quyết sách Quốc hội đưa ra sẽ tạo sự đột phá, mở đường cho đổi mới, sáng tạo

Trình bày tóm tắt Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 4, 5 và 6/2025, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga cho biết, cử tri và Nhân dân cho rằng, thời gian qua Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính, nhất là việc triển khai khẩn trương, nghiêm túc các điều kiện phục vụ hoạt động của cấp ủy, chính quyền các xã (mới), tổ chức vận hành thử nghiệm hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã mới sau sắp xếp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đây là những tiền đề quan trọng để sáng 30/6 trên địa bàn cả nước đồng loạt tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương về sáp nhập, thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được diễn ra trang trọng, nghiêm túc, đúng quy định.

“Lễ Công bố là sự kiện chính trị trọng đại, có tính lịch sử của đất nước, khi giang sơn sắp xếp lại không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa chính trị, hành chính đặc biệt quan trọng mà còn thể hiện quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước trong việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; kết quả của sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; khẳng định tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất trong toàn quốc”- Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát nhấn mạnh.

Cử tri cũng rất quan tâm đến việc triển khai và thực hiện 4 Nghị quyết của Bộ Chính trị; hết sức quan tâm đến các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian qua. Cử tri cho rằng, các hoạt động này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, góp phần phát triển kinh tế của đất nước và tiếp tục lan tỏa, nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình với các nước bạn bè truyền thống; đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm động lực, nguồn lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực và kỳ vọng những quyết sách mà Quốc hội đưa ra sẽ tạo sự đột phá, mở đường cho đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và hội nhập sâu rộng, góp phần phát triển kinh tế đất nước, ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

Cử tri và Nhân dân phản ánh một số tình trạng cần được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quan tâm, có giải pháp khắc phục hạn chế trong thời gian tới như: tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng; tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng; tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra như nhiều đợt mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở một số địa phương; việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân sẽ làm tăng chi phí sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga trình bày tóm tắt Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 4, 5 và 6/2025. Ảnh: Quochoi.vn

Cùng với đó là, tình trạng cháy nổ vẫn diễn ra, nhiều vụ gây thiệt hại lớn về người và tài sản; tình hình đuối nước xảy ra vào mùa hè do nhu cầu vui chơi giải trí, đặc biệt là bơi lội của trẻ em và người lớn tăng lên; việc xác định nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp chia tách thửa đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật đất đai chưa phù hợp với thực tế…

Mục tiêu cuối cùng là để phục vụ người dân tốt hơn

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương 2 cấp cần tập trung quản lý chặt chẽ và tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là chú ý thực hiện tập trung vào hai lĩnh vực là thực phẩm ăn uống hàng ngày và thuốc trị bệnh như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cùng với đó, cần chú ý thực hiện cung ứng hàng hóa ở các siêu thị, các cửa hàng của Nhà nước và tư nhân để người dân có thể yên tâm tiêu dùng, tạo dựng niềm tin; có giải pháp cân đối cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng, qua đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trên cả nước.

Nhấn mạnh yêu cầu “cần chú ý chuẩn bị đầy đủ điều kiện để khai giảng năm học mới 2025-2026”, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước và là việc mừng với các phụ huynh trong cả nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Cũng quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc tổ chức thi vào THPT sẽ phải bàn, thảo luận rất kỹ vì liên quan đến vấn đề phân luồng học sinh, tổ chức cấp THPT như thế nào, cũng như sửa đổi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp…

Dẫn lại đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát triển hệ thống trường THPT nghề, khuyến khích học sinh học THPT nhiều hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho rằng, nếu xử lý được từ chính sách, pháp luật thì áp lực thi vào THPT sẽ giảm đi.

Liên quan đến việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, thời gian qua đã có phản ánh của dư luận rất nhiều về đề thi một số môn học có độ khó rất cao so với những năm trước. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và có nhiều bộ sách giáo khoa thực hiện song song. Do đó, đề thi có hướng theo tính thực tiễn nhiều hơn và ngoài chương trình thời lượng nhiều, có thể ảnh hưởng điểm thi tốt nghiệp THPT, do chưa có sự thích nghi của các em học sinh với cách thi mới, phương pháp thi mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho rằng, các đề thi cần có tính phân loại cao và hướng về chất lượng, tránh chuyện “không phân loại được thì cứ xếp bằng với nhau”. Bởi điều này sẽ khiến đầu vào các trường đại học không tách bạch, phân loại được, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo ở bậc đại học và bậc sau phổ thông.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Về vận hành chính quyền địa phương sau sáp nhập, thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá chính quyền địa phương đã được vận hành tốt, nhất là tại các xã thành lập mới ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tại các xã thành lập mới ở vùng sâu, vùng xa phải quan tâm bố trí địa điểm làm việc, nghỉ ngơi của cán bộ, công chức được điều chuyển về xã mới.

Từ thực tế đi kiểm tra một số phường, xã, Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, trung tâm dịch vụ hành chính công ở các phường, xã mới hoạt động rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. “Có những thủ tục hành chính trước đây là phải 10 ngày, nhưng do áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, có hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ, các thông tư về phường xã thì đã rút xuống còn 4 ngày, người dân rất mừng” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Từ kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong thời gian tới, cần tiếp tục tập huấn về thủ tục hành chính, đẩy mạnh tuyên truyền trong Nhân dân về ý nghĩa, yêu cầu của tinh gọn bộ máy hành chính, đặc biệt là làm rõ hơn mục tiêu cuối cùng là để phục vụ người dân tốt hơn, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân. Đồng thời, tiếp tục động viên các tầng lớp Nhân dân, động viên cán bộ, công chức, nhất là những đồng chí hiện nay thay đổi môi trường công tác, đi xa hơn.

Hà Nội sẽ giám sát chuyên đề chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp

Hà Nội sẽ giám sát chuyên đề chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

10 Jul, 08:11 PM

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh, đây là một bước ngoặt của công tác Mặt trận, bởi trong số các vị được giới thiệu và hiệp thương cử tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam có 20 đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy- những người đã trải qua một quá trình công tác, đúc rút được kinh nghiệm thực tiễn gắn với lý luận của Đảng; với cương vị này, mỗi người sẽ làm tròn hai vai.

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

10 Jul, 06:51 PM

Kinhtedothi – Việc cấp định danh điện tử (ĐDĐT) cho người nước ngoài (NNN) được thực hiện trong đợt cao điểm 50 ngày nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia và là một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

10 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi – Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến giữa UBND tỉnh và UBND các xã, phường nhằm tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị khi triển khai các nhiệm vụ tại cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô chủ trì hội nghị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ