Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TP Hồ Chí Minh:

Chợ đêm Bến Thành vẫn tạm ngừng hoạt động vì sát đại công trường

Tân Tiến
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là khẳng định của ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của TP vào chiều 4/8.

Tại buổi họp báo, vấn đề giá cả hàng hóa vẫn không giảm trong khi giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 4 lần, chợ đêm Bến Thành vì sao vẫn chưa được hoạt động trở lại, được nhiều phóng viên đưa ra. Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương thông tin: “Khu vực xung quanh chợ Bến Thành hiện nay là đại công trường, nên chợ đêm không có điều kiện đảm bảo an toàn, do đó khi nào đủ điều kiện đảm bảo an toàn, Sở Công thương sẽ tham mưu UBND TP cho phép mở lại”.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, cho biết đến nay xăng dầu đã giảm, nhưng một số mặt hàng chưa giảm do cước phí.
Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, cho biết đến nay xăng dầu đã giảm, nhưng một số mặt hàng chưa giảm do cước phí.

Liên quan việc quản lý giá cả hàng hóa nhất là lương thực, thực phẩm  sau thời gian điều chỉnh giá xăng dầu giảm 4 lần, nhưng một số hàng hóa thực phẩm vẫn chưa giảm. Ông Nguyễn Nguyên Phương, nói: “Sở Công thương hàng năm vẫn tham mưu quản lý giá để UBND TP ưu tiên các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm), sữa cho trẻ em, hàng hóa phục vụ học sinh và cuối cùng là những mặt hàng dược phẩm”.

Ngoài chương trình “Bình ổn thị trường năm 2022”, còn những giải pháp khác như kết nối cung cầu, tìm kiếm những nguồn hàng từ những địa phương khác, đặc biệt là mặt hàng nông nghiệp vì TP Hồ Chí Minh chưa đáp ứng được, do sản lượng rất thấp chỉ đáp ứng từ 3% - 5% so với nhu cầu thị trường. Do đó, người dân chủ yếu sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm từ các địa phương khác nân cần tập trung tìm kiến nguồn hàng ổn định cung cấp cho nhà phân phối.

Cũng theo ông Phương, còn có các chương trình giúp doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng lên để từ đó giúp chi phí sản xuất giảm xuống, sản xuất hàng hóa ổn định hơn. Sở Công thương động viên các hệ thống phân phối giữ chiết khấu không tăng theo giá xăng dầu. Đồng thời, kết hợp Ngân hàng Nhà nước TP tính toán kết cấu nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh xăng dầu tăng 12 lần, khi giá cả tăng cao do tác động từ xăng dầu, các lực lượng cũng đã nỗ lực ổn định định giá.

“Tại TP Hồ Chí Minh đã tăng giá 4 lần, lần đầu tiên tăng giá sữa, lần điều chỉnh thứ hai cũng tăng mặt hàng sữa, lần thứ ba tăng giá trứng gia cầm, cuối cùng là điều chỉnh tăng giá thịt heo. Có nghĩa chỉ có 5 - 7 mặt hàng trong hơn 100 mặt hàng tăng giá. Còn việc giảm giá xăng dầu 4 lần, nhưng giá hàng hóa không giảm vì giá xăng dầu tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, đối với hệ thống phân phối, các chợ, siêu thị giá tăng chủ yếu do phí vận chuyển, vận tải. Khi giá xăng dầu tăng thì các doanh nghiệp điều chỉnh cước phí tăng lên nên tác động trực tiếp đến giá phân phối. Qua 4 lần điều chỉnh giảm giá xăng nhưng hiện nay giá cước phí chưa điều chỉnh giảm”, Phó Giám đốc Sở Công thương nói.