80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chống hàng giả không chỉ theo chiến dịch

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, liên tiếp những vụ hàng giả quy mô lớn bị lực lượng chức năng phát hiện đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng gian lận thương mại ngày càng tinh vi, đa dạng và nguy hiểm.

Từ thời trang cao cấp, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm đến những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như nước giặt, dầu ăn, nước mắm… đều bị làm giả.

Điều đáng nói, không ít đường dây sản xuất, phân phối hàng giả tồn tại một cách công khai trong thời gian dài mà không bị xử lý triệt để. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2024 lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 47.135 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Không chỉ các chợ truyền thống, khu vực biên giới mà ngay cả trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội cũng trở thành nơi công khai bán các sản phẩm giả mạo, gây hoang mang và làm tổn hại đến quyền lợi người tiêu dùng.

Một trong những nguyên nhân khiến hàng giả “sống khỏe” là cách thức chống hàng giả ở ta vẫn mang tính phong trào. Hầu hết các đợt truy quét, kiểm tra chỉ rầm rộ trong một vài tháng cao điểm, thường là dịp lễ, Tết, sau đó lại lắng xuống. Điều này tạo ra một khoảng trống trong thực thi pháp luật, khiến các đối tượng có điều kiện tái vi phạm. Hơn thế, việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến tình trạng “giẫm chân nhau”, hoặc để lọt những đầu mối quan trọng trong chuỗi sản xuất, phân phối hàng giả. Trong khi đó, chế tài xử lý vi phạm nhiều khi chưa đủ sức răn đe.

Theo phân tích của các chuyên gia, điểm yếu của công tác chống hàng giả hiện nay không chỉ nằm ở khâu xử lý, mà còn là việc thiếu vắng một hệ sinh thái phòng, chống bền vững, trong đó công nghệ cần được sử dụng như một công cụ then chốt. Để đấu tranh hiệu quả với hàng giả, không thể chỉ trông chờ vào các đợt ra quân truy quét ngắn hạn. Một chiến lược lâu dài cần được xây dựng trên nền tảng của công nghệ, dữ liệu và sự tham gia đồng bộ của toàn xã hội. Trong đó, các DN cần tiên phong ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tem điện tử, mã QR, Blockchain (công nghệ chuỗi khối)… để minh bạch chuỗi cung ứng và dễ dàng kiểm tra tính xác thực của sản phẩm; IoT (Internet vạn vật) vào quản lý chất lượng sản phẩm, máy móc, thiết bị và môi trường sản xuất), AI (trí tuệ nhân tạo) để tối ưu hóa quy trình, nhân sự, dự báo năng suất và chất lượng và công nghệ…

Về phía cơ quan quản lý, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung liên ngành về hàng hóa và đơn vị sản xuất, đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trong giám sát thị trường. Mặt khác, cần bổ sung các quy định pháp luật nhằm siết chặt chế tài xử phạt và tăng cường trách nhiệm của DN, nhà phân phối. Cần khuyến khích người tiêu dùng tham gia tố giác hàng giả qua các kênh phản ánh chính thống.

Hàng giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, làm xói mòn niềm tin xã hội và kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất chính danh. Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh, thương mại điện tử nở rộ, nếu không có giải pháp căn cơ, rất khó để chặn đứng “virus hàng giả” đang lây lan chóng mặt. Chỉ khi nào có một hệ sinh thái minh bạch, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa công nghệ, pháp luật và trách nhiệm xã hội, thì hàng giả mới không còn “đất sống”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đừng chỉ vì... tấm bằng

Đừng chỉ vì... tấm bằng

28 Jul, 06:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã khép lại và thời điểm này, hàng triệu thí sinh và gia đình đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, đó là chọn ngành, chọn trường. Giữa “ma trận” ngành học, trường học, với vô vàn lời quảng bá, bảng xếp hạng và cả những chuẩn mực xã hội, một câu hỏi lớn cần được đặt ra, tấm bằng đại học để “làm sang” hay là hành trình thực chất để lập thân, phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội?

Tạo dấu ấn an sinh

Tạo dấu ấn an sinh

25 Jul, 07:01 AM

Kinhtedothi - Xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho con em người có công…, những việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện trách nhiệm và đạo lý "Đền ơn đáp nghĩa" đang được các cấp, ngành đẩy mạnh thực hiện.

Từng bước vượt qua thách thức

Từng bước vượt qua thách thức

24 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Đô thị hóa đã và đang có những tác động ảnh hưởng tới chất lượng sống đô thị. Một trong số đó là tình trạng ngập úng mỗi khi mưa to, nhiều tuyến phố, khu vực dân cư tại Hà Nội rơi vào cảnh ngập nước.

Sức nặng của một mệnh lệnh

Sức nặng của một mệnh lệnh

23 Jul, 06:22 AM

Kinhtedothi - Trong công điện mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành cử cán bộ xuống tận cơ sở để xử lý dứt điểm những vướng mắc liên quan đến thủ tục đất đai - đặc biệt là giải phóng mặt bằng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Hạn chót được ấn định là trước ngày 1/8.

Thương mà giận...

Thương mà giận...

22 Jul, 06:21 AM

Kinhtedothi - Cho đến hôm nay, dư luận vẫn không thôi thương cảm, đau xót trước những hình ảnh và thông tin về vụ lật tàu du lịch giữa Vịnh Hạ Long. Một chuyến đi đáng lẽ là hành trình khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, lại trở thành một ký ức ám ảnh với người sống sót và là nỗi đau khôn nguôi với gia đình người ra đi không về.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ