Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chống lãng phí phải trở thành lối sống của mỗi cá nhân

Kinhtedothi - “Trong khu vực công phải làm sao cho tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là việc thực thi những quy định của pháp luật mà phải trở thành lối sống của mỗi cá nhân và đây mới là gốc rễ sâu xa nhất của vấn đề” - như các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra.
Công chức huyện Sóc Sơn hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Phạm Hùng

Những con số lãng phí dù được chỉ ra rất nhiều, nhưng như nhiều ý kiến nhận định, đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng; mới chỉ là một phần của những lãng phí hữu hình có thể nhìn thấy được, chỉ ra được, đo đếm được… Đằng sau những lãng phí hữu hình ấy còn là những lãng phí vô hình như lãng phí niềm tin, lãng phí trách nhiệm với sức tàn phá lớn hơn nhiều.

Như đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu (đoàn tỉnh Tây Ninh) đã nêu ra chuyện không ít cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước không làm hoặc không dám làm những việc cần phải làm đang làm trì trệ biết bao nhiêu việc lớn nhỏ trong bộ máy quản lý hành chính; gây ra lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc, cơ hội kinh doanh cho người dân và DN.

Chỉ ra một nguyên nhân căn bản khiến cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn có nhiều hạn chế, đó là do ý thức cá nhân chỉ chú trọng đến những lợi ích của bản thân, vì bản thân, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) phân tích, “căn nguyên sâu xa của thói lãng phí của công chính là lối sống thực dụng, ích kỷ sẽ dẫn đến việc con người chỉ quan tâm nhất đến quyền lợi vật chất của cá nhân mình, không vì cái chung, không vì tập thể và lối sống ấy sẽ dẫn đến tư duy không nỗ lực vì lợi ích chung”.

Theo đại biểu này, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, công tác điều tra, xét xử việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí, cần đặc biệt chú trọng đến việc bồi đắp, nâng cao ý thức đạo đức của con người và đối tượng không chỉ là cho học sinh các trường phổ thông.

“Chính phủ và Quốc hội quan tâm hơn nữa tới việc phát triển văn hóa toàn diện, trong đó nhấn mạnh vào việc giáo dục lối sống văn minh, bởi làm rõ, chú trọng giáo dục lối sống văn hóa, văn minh chính là gốc của việc chống lãng phí” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị.

Các ý kiến đã chỉ ra, trong nhiều trường hợp không phải cứ tiêu nhiều tiền là không tiết kiệm hay là lãng phí mà quan trọng là kết quả đạt được như thế nào, cũng không phải cứ làm nhiều là hiệu quả, vì nếu chúng ta làm cả những việc không có ích, không tích cực hoặc là chồng chéo thì còn là nguyên nhân gây lãng phí.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, giải pháp dài hạn cần đặc biệt quan tâm là thúc đẩy nỗ lực thực hành tiết kiệm, phấn đấu sử dụng hiệu quả các nguồn lực dưới góc độ nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Bởi chỉ khi nhận thức đúng, ý thức tốt, trách nhiệm cao thì mới tránh được tình trạng thực hiện chống lãng phí còn hình thức.

ĐB Quốc hội: Có những lãng phí vô hình với sức tàn phá rất lớn

ĐB Quốc hội: Có những lãng phí vô hình với sức tàn phá rất lớn

ĐB Quốc hội: Ai sẽ chịu trách nhiệm về tồn tại, thất thoát, lãng phí?

ĐB Quốc hội: Ai sẽ chịu trách nhiệm về tồn tại, thất thoát, lãng phí?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

28 Mar, 09:19 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá vàng trong nước không ngừng “nhảy múa” những ngày vừa qua và xếp hàng “rồng rắn” mua, bán vàng, một số quan điểm cho rằng, cần có giải pháp huy động vàng trong dân để đưa khối lượng vàng ước tính hàng trăm nghìn tấn vào phục vụ mục đích phát triển kinh tế.

Hướng tới giá trị bền vững

Hướng tới giá trị bền vững

22 Mar, 06:25 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, thông tin về việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được dư luận xã hội, Nhân dân cả nước quan tâm.

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

22 Mar, 06:25 AM

kinhtedothi - Trước áp lực đô thị hóa và biến đổi khí hậu, các TP tại châu Á điều chỉnh quy hoạch theo hướng linh hoạt, ưu tiên tận dụng không gian, phát triển hạ tầng bền vững và mở rộng giao thông thông minh, nhằm cân bằng tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng sống.

Người dân ủng hộ

Người dân ủng hộ

21 Mar, 09:30 AM

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, việc thực hiện quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông Hồ Gươm đều được các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ