Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Hè

Kinhtedothi - Bộ Y tế đã có Công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/TP, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.

Tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh có vaccine phòng bệnh (sởi, ho gà...), bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A (H5N1) tiếp tục ghi nhận và bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên bệnh sởi vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc cao ở nhóm trẻ em từ 11-15 tuổi tại một số tỉnh, TP. Nước ta đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1) trên người. Một số bệnh lưu hành như bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương.

Thời gian tới là mùa Hè với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm du lịch hè 2025 sắp tới với nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Hè, tại các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025; Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, TP chỉ đạo địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân mắc sởi.

Các địa phương huy động ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng, tăng cường rà soát, quản lý, không bỏ sót đối tượng tiêm chủng.

UBND tỉnh/TP chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3 trên địa bàn ngay sau khi được cung ứng vacicne và hoàn thành việc tiêm chủng lần 1 trước ngày 30/4/2025, lần 2 trước ngày 15/5/2025.

Căn cứ điều kiện thực tế và đặc thù tại địa phương, đơn vị áp dụng các hình thức tiêm chủng phù hợp như tiêm chủng tại nhà, tiêm chủng tại trường học, tiêm chủng lưu động; tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng.

Các địa phương, đơn vị giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao (Dại, cúm A(H5N1), sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bạch hầu…).

Cùng đó, các đơn vị địa phương thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Các đơn vị, địa phương kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch, tập trung vào khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa phương chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp; đồng thời chủ động chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới trong phòng, chống dịch.

Mặt khác, các đơn vị bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp.

Bộ Y tế chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời dịch bệnh trên động vật, nhất là cúm gia cầm, bệnh dại, 3 bệnh Than..., kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm sang người.

Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo Sở GD&ĐT triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; thực hiện truyền thông học đường về phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine phòng bệnh.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur - Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư phối hợp thực hiện phân bổ ngay vaccine sởi cho các tỉnh, TP để triển khai tiêm cho các nhóm đối tượng.

Xao xuyến khúc giao mùa

Xao xuyến khúc giao mùa

Dịch bệnh sởi có dấu hiệu thuyên giảm

Dịch bệnh sởi có dấu hiệu thuyên giảm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Luật Thủ đô 2024 “mở đường” cho y tế tư nhân

Luật Thủ đô 2024 “mở đường” cho y tế tư nhân

27 Apr, 10:09 PM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 ra đời có nhiều quy định mang tính "mở đường" về quan điểm với các lĩnh vực cụ thể, trong đó có y tế. Đặc biệt, Luật Thủ đô 2024 được ban hành tiếp tục định hình những chính sách đặc thù, nhấn mạnh vào mục tiêu nâng cao năng lực và phát triển hệ thống y tế Thủ đô.

Dịch sởi có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng còn nhiều thách thức

Dịch sởi có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng còn nhiều thách thức

27 Apr, 09:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 27/4, Bộ Y tế cho biết, trong tuần, cả nước ghi nhận 3.942 trường hợp nghi sởi, giảm 4,3% so với tuần trước (4.122 trường hợp). Tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 81.691 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, TP. So với thời điểm có số ca mắc cao nhất trong tuần, số ca ghi nhận trong tuần đã giảm 30%.

Bộ Y tế kiểm tra công tác phục vụ dịp lễ 30/4 tại TP Hồ Chí Minh

Bộ Y tế kiểm tra công tác phục vụ dịp lễ 30/4 tại TP Hồ Chí Minh

26 Apr, 09:52 PM

Kinhtedothi - Ngày 26/4, đoàn công tác Bộ Y tế đã kiểm tra công tác y tế phục vụ các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và triển khai công tác bảo đảm y tế đại Đại lễ Phật đản Vesak Liên hiệp quốc 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ