Kinhtedothi - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế đã có Công văn số 804/KCB-QLCL&CĐT gửi Giám đốc bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh, TP; Thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và nhân viên y tế tại cơ sở KCB khi thời tiết có nắng nóng.
Thời gian gần đây, thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có nắng nóng diện rộng, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc. Để phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế, bảo đảm an toàn và nâng cao sự hài lòng người bệnh, Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường phòng, chống nắng nóng để chủ động bảo vệ sức khỏe người bệnh và nhân viên y tế.
Các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện; tập huấn, hướng dẫn lại các kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 13 giờ ngày 2/6, Thủ đô Hà Nội ghi nhận mức nhiệt cao nhất cả nước, lên tới 39,4°C. Những theo thực tế sức nóng ngoài trời, đặc biệt tại các tuyến đường nhựa, có lúc vượt 60°C. Ảnh: Duy MInh
Các đơn vị y tế phối hợp với đơn vị truyền thông, cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống nắng nóng và thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
Mặt khác, các đơn vị rà soát việc thực hiện các tiêu chí có liên quan trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện 2.0: tăng cường thông khí tại các khu vực có đông người bệnh.
Đơn cử như sảnh chờ, hành lang, bổ sung lắp đặt mái che lối đi giữa các khối nhà và tại các khu vực ngoài trời có tập trung nhiều người nhà người bệnh; đối với các khoa điều trị, buồng bệnh, phòng hành chính… bổ sung quạt trần, quạt treo tường, quạt hơi nước, quạt công nghiệp tại các hành lang ở vị trí khi cần thiết. Các đơn vị chủ động huy động các nguồn lực lắp đặt máy điều hoà trong khả năng của bệnh viện.
Ngoài ra, các đơn vị bố trí, cung cấp đầy đủ nước uống miễn phí cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các khoa lâm sàng, sảnh chờ; bổ sung cây nước uống tại các vị trí còn thiếu hoặc khi có nhu cầu tăng cao trong ngày nắng nóng.
Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết,ngày 21-22/4, Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.
Kinhtedothi - Những ngày gần đây, nhiệt độ tại các tỉnh miền Nam xấp xỉ 40 độ C. Riêng với những xe ô tô để ngoài trời, khi mới bước vào, bạn có thể đo nền nhiệt của xe lên tới 60-70 độ C. Việc làm mát xe trong mùa hè không hề quá phức tạp.
Kinhtedothi - Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng trên cả nước tiếp tục tăng mạnh, kéo dài, nhiệt độ cao nhất nhiều nơi vượt ngưỡng 42 độ C. Chuyên gia y tế cảnh báo, nắng nóng có thể gây mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt khi con người tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao.
Kinhtedothi - Ngày 13/6, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ra mắt điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại đơn vị.
Kinhtedothi - Ngày 13/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Hà Nội tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, tri ân 113 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào hiến máu tình nguyện.
Kinhtedothi - Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, tắm đêm, uống rượu bia, ăn uống thất thường, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc sử dụng tai nghe với âm lượng quá cao trong thời gian dài đều có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến điếc đột ngột.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.