Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ quan với u tuyến giáp lành tính, bệnh nhân bị biến chứng nặng

Kinhtedothi -  U tuyến giáp là một trong những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp phổ biến nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Trong đó có tới hơn 90% các trường hợp u tuyến giáp là lành tính và có thể điều trị dứt điểm mà không để lại biến chứng.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người cho rằng điều trị bệnh lý ung bướu không nên động chạm dao kéo, nhất là những người mang khối u lành tính lại càng có tâm lý chủ quan, phó mặc cho số phận hoặc mong chờ bệnh tự khỏi, như trường hợp dưới đây của một bệnh nhân 55 tuổi, trú tại Mê Linh, Hà Nội.

Bệnh nhân N.H.H. đi khám tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đầu tháng 03/2023, được bác sĩ chỉ định nhập viện do chảy máu u giáp trái, khối u kích thước 7x8cm chiếm gần hết nhu mô giáp trái, phát triển một phần xuống trung thất, đè ép khí thực quản sang phải. Tuy nhiên, bệnh nhân xin ra viện không mổ vì lý do cá nhân.

Đến đầu tháng 07/2023, ông H. thấy khó thở, khàn tiếng và nuốt vướng, đi khám lại thì khối u đã có kích thước lên tới 10x10cm, giáp phải cũng có nang kích thước 2x3cm, đè đẩy các cấu trúc xung quanh, đường kính khí quản chỗ hẹp nhất còn 1,8x0,8cm. Khối u choán diện tích lớn, kéo dài từ sát xương hàm xuống dưới hõm ức, chèn lệch khí quản, chèn vào giây thần kinh thanh quản và cả một phần thực quản. Lúc này, bệnh nhân mới xin được phẫu thuật.

TS.BS. Phan Lê Thắng - Trưởng khoa Ngoại theo yêu cầu, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội nhận định, trường hợp này tuy là u lành tính nhưng kích thước đã rất lớn lại có tiến sử chảy máu u, nếu không mổ sớm thì không chỉ khó xử trí, mà còn làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Sau khi hội chẩn, ê-kíp phẫu thuật khoa Ngoại theo yêu cầu đã tiến hành phẫu thuật cắt u cùng toàn bộ thùy trái tuyến giáp. Do khối u chèn ép khí quản nên trước khi đặt ống gây mê. TS. Thắng phải tiến hành hút bớt dịch từ khối u để giảm bớt áp lực, đảm bảo cho đường thở không bị chèn ép. Khối u lâu ngày và kích thước lớn có nhiều mạch tân tạo, kíp phẫu thuật cần khéo léo khống chế cuống mạch để quá trình cắt u không bị chảy máu ồ ạt. Sau ca mổ, bệnh nhân hồi phục tốt, không phải truyền máu, không còn tình trạng khó thở, nuốt vướng.

TS.BS. Phan Lê Thắng khuyến cáo, không nên chủ quan với những khối u lành tính vì nếu không điều trị, khối u phát triển cũng có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể và có cơ hội chữa trị kịp thời.

Đại phẫu sinh tử cắt khối u tuyến giáp “khổng lồ”

Đại phẫu sinh tử cắt khối u tuyến giáp “khổng lồ”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ