Kinhtedothi - Theo ông Joachim Nagel, Chủ tịch ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank. Đức hiện đang mắc kẹt trong giai đoạn kinh tế suy yếu, và việc giảm lãi suất cần được thực hiện một cách từ từ để đảm bảo các áp lực lạm phát được loại bỏ hoàn toàn.
Bundesbank là một trong những tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ảnh: Daniel
Nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đã tụt lại phía sau so với các nước khác trong những năm gần đây. Triển vọng hiện vẫn rất ảm đạm khi nhu cầu xuất khẩu yếu, ngành công nghiệp rơi vào suy thoái. Trong khi người tiêu dùng đã trở nên thận trọng, chọn tiết kiệm thay vì chi tiêu.
"Đức đã mắc kẹt trong một giai đoạn kinh tế suy yếu kéo dài hai năm rưỡi," ông Nagel phát biểu. "Sự trì trệ này có khả năng tiếp tục trong quý cuối năm nay," ông nói thêm, cho rằng điều này sẽ khiến Đức tiếp tục tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế yếu có thể làm giảm áp lực lên giá cả, ông Nagel cũng cảnh báo rằng việc giảm lãi suất quá nhanh có thể mang lại rủi ro.
Ông nhấn mạnh rằng cơ chế tăng lương có thể tiếp tục tăng nhanh, lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao, và các chính sách thương mại từ chính quyền mới ở Mỹ có thể làm tăng chi phí hàng hóa.
"Điều quan trọng là phải thận trọng và nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, không quá nhanh," ông Nagel nói.
Dẫu vậy, ông cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đang ngày càng tự tin rằng sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào năm tới.
ECB đã giảm lãi suất ba lần trong năm nay, và dự kiến sẽ giảm một lần nữa vào ngày 12/12 tới đây. Tuy nhiên, thị trường vẫn thiếu chắc chắn về mức giảm: 40% nhà đầu tư tin rằng ECB có thể giảm 50 điểm cơ bản thay vì mức giảm thông thường là 25 điểm, do nền kinh tế suy yếu.
Hiện tại, lãi suất tiền gửi của ngân hàng Trung ương là 3,25% và được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,75% vào cuối năm sau.
Kinhtedothi - Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảm thấy "thoải mái" khi có được một quỹ đạo lãi suất riêng biệt với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ngay cả khi điều đó có nguy cơ khiến đồng euro suy yếu hơn và gây ra lạm phát.
Kinhtedothi - Căng thẳng Israel-Iran cũng như xung đột Nga-Ukraine sẽ tác động lớn đến chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu trong thời gian tới.
Kinhtedothi - Theo nguồn tin từ tình báo Mỹ, các cuộc không kích vào cơ sở hạt nhân ở Iran cuối tuần trước không phá hủy hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này mà chỉ làm chậm tiến độ của nó khoảng vài tháng.
Kinhtedothi - Bị kẹt giữa làn đạn, đêm 23/6, Qatar đột ngột ở trong một “vai trò mới” khi được Mỹ yêu cầu làm trung gian để chấm dứt cuộc xung đột mà một trong hai bên tham chiến từng tấn công vào nước này.
Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc trong phiên giao dịch thứ Ba, khi nhà đầu tư đón nhận loạt thông tin tích cực liên quan đến căng thẳng Trung Đông và phát biểu thận trọng của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell.
Kinhtedothi - Kể từ Helsinki gia nhập NATO hai năm trước - động thái được thúc đẩy bởi xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng gợi nhớ đến Chiến tranh Lạnh đã tái diễn dọc khu vực biên giới rừng rậm dài 1.340 km, biên giới dài nhất châu Âu với Nga.
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận việc Trung Quốc mua dầu của Iran, dù trước đó chính quyền Washington áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm cản trở hoạt động thương mại này.