Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuẩn bị từ sớm, từ xa

Kinhtedothi-Hôm nay (12/3), khoảng 100.000 học sinh lớp 11 của Hà Nội tham gia làm bài khảo sát chất lượng với hai môn Ngữ văn và Toán. Đây được đánh giá là động thái tích cực, chủ động của ngành giáo dục Hà Nội đối với lứa học sinh đầu tiên học và thi theo Chương trình GDPT 2018.

Năm học 2023 – 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với cấp THPT; đồng nghĩa với việc, lứa học sinh lớp 11 năm nay sẽ là lứa đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới vào năm 2025. Cuối tháng 11/2023, Bộ GD&ĐT đã chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ gồm 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Tháng 12/2023, Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa 17 môn thi và mới đây, quy định về cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT kể từ năm 2025 cũng được thông tin rộng rãi đến học sinh cả nước. Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, bám sát nội dung, mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo.

Việc tổ chức khảo sát học sinh toàn TP đã được Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức nhiều năm qua, bảo đảm nguyên tắc chung là an toàn, nghiêm túc, khách quan và đạt kết quả trung thực, phản ánh đúng chất lượng dạy, học. Đề thi sẽ là đề chung do Sở GD&ĐT xây dựng trên cơ sở cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã công bố; công tác chấm thi được tiến hành nghiêm ngặt theo đúng nguyên tắc của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Điểm mới của kỳ khảo sát năm học 2023 - 2024 là Sở mở rộng đối tượng tham gia, không chỉ có học sinh lớp 12 mà còn khảo sát với học sinh lớp 11. Như vậy, trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, lứa học sinh lớp 11 năm nay sẽ được tham dự 2 đợt khảo sát (1 đợt của lớp 11 và 1 đợt của lớp 12). Việc chủ động triển khai thi khảo sát với học sinh lớp 11 của ngành giáo dục Thủ đô được phụ huynh, học sinh cũng như dư luận xã hội đánh giá cao; thể hiện tinh thần chủ động, quan tâm của ngành với những thay đổi về phương thức và số môn thi tốt nghiệp.

Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm, Hà Nội có hơn 100.000 thí sinh dự thi, tổ chức gần 190 điểm thi, trên 4.200 phòng thi chính thức và điều động khoảng 15.000 cán bộ tham gia công tác làm thi. Năm 2023, Hà Nội có bước đột phá về thành tích thi tốt nghiệp THPT khi tỷ lệ tốt nghiệp THPT chung của toàn TP đạt 99,56%, đứng thứ 16 toàn quốc (tăng 11 bậc so với năm 2022). Xét theo tỉnh, thành, Hà Nội là địa phương có số lượng bài thi đạt điểm 10 nhiều nhất (trên 1.200 điểm 10).

Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 11 năm nay cùng nhiều giải pháp tích cực khác, Hà Nội kỳ vọng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học; đồng thời cải thiện thứ bậc xếp hạng tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và những năm tiếp theo.

Vững tâm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vững tâm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

04 Jul, 06:52 AM

Kinhtedothi - Chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động thông suốt, với những đổi mới trong cách làm, tư duy và tác phong công vụ.

Tạo đà phát triển

Tạo đà phát triển

02 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi-Cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nhà nước đã phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch cho chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.

Khởi đầu vận hội phát triển mới

Khởi đầu vận hội phát triển mới

01 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 1/7/2025, đánh dấu một cột mốc có tính lịch sử của đất nước, khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau khi được sắp xếp gọn hơn về số lượng, mạnh hơn về không gian phát triển và nguồn lực, chính thức đi vào vận hành cùng với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

30 Jun, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tựa như một người con trở về giữa lúc giao mùa, Đà Nẵng thành phố của sông Hàn và gió biển - đang chuẩn bị bước sang một chương mới. Từ 0 giờ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính sẽ được hợp nhất với tỉnh Quảng Nam. Khép lại 28 năm kiêu hãnh vươn mình từ ngày tách tỉnh 1997, Đà Nẵng hôm nay không chỉ là một địa danh, mà là biểu tượng sống động của tinh thần đổi mới, bản lĩnh hội nhập và khát vọng vươn xa của người Việt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ