Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm sau khi Mỹ chính thức buộc tội Huawei

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các cổ phiếu trên thị trường châu Á đi xuống trong phiên 29/1 do chịu ảnh hưởng từ việc Mỹ cáo buộc Huawei lừa dối một ngân hàng quốc tế và đánh cắp bí mật thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong khi đồng USD cũng lao dốc xuống gần mức đáy 2 tuần do triển vọng tiến tới một thỏa thuận thương mại  Trung - Mỹ bị bị giáng một đòn mạnh sau khi Mỹ chính thức cáo buộc hình sự tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei và Giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Chu.
 Mỹ vừa chính thức cáo buộc tập đoàn Huawei và bà Mạnh Vãn Chu, cùng 2 công ty con của Huawei đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
Trong một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng hơn nữa với Trung Quốc, nhà chức trách Mỹ ngày 28/1 đã chính thức cáo buộc Huawei và bà Mạnh Vãn Chu, cùng 2 công ty con của Huawei đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
Trong bản cáo trạng gồm 13 tội danh, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Huawei đã lừa dối một ngân hàng quốc tế và nhà chức trách Mỹ về quan hệ giữa họ với 2 công ty con là Skycom Tech và Huawei Device USA để tiến hành các giao dịch tại Iran.
Trong một cáo buộc riêng rẽ khác, Bộ Tư pháp Mỹ cũng khẳng định Huawei đã đánh cắp bí mật thương mại, gian lận ngân hàng và cản trở công lý khi đánh cắp công nghệ robot từ nhà khai thác mạng T-Mobile US ở Mỹ
Chỉ số chứng khoán MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản giảm 0,5%.
Tại thị trường Australia, chỉ số chứng khoán cũng sụt 0,7% và chỉ số KOSPI của chứng khoán Hàn Quốc hạ 0,6%.
Chỉ số Nikkei trên thị trường chứng khoán Nhật Bản trượt hơn 1% phần trăm.
Chỉ số chứng khoán tương lai chứng khoán của Hoa Kỳ cũng mất điểm sau phiên giao dịch qua đêm trên Phố Wall, với E-Minis của chỉ số S&P 500 giảm 0,5%.
 Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 29/1.
Tại thị trường Phố Wall, các chỉ số chính giảm điểm khá mạnh trong phiên giao dịch ngày 28/1 sau khi cảnh báo từ Caterpillar và Nvidia làm gia tăng mối lo rằng sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và thuế quan sẽ gây tổn thất lợi nhuận cho các doanh nghiệp Mỹ.
"Tuần trước, thị trường đã có chút lạc quan về lợi nhuận, khi các con số đưa ra tương đối tốt. Nhưng ngày hôm nay, rõ ràng là điều đó không còn nữa. Trung Quốc rõ ràng là một nhân tố lớn trong bức tranh lợi nhuận của nhiều công ty", ông Rick Meckler, nhà quản lý đầu tư thuộc Cherry Lane Investments, nhận định trong cuộc trao đổi với hãng tin Reuters.
Ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý nhà đầu tư cổ phiếu toàn cầu trong phiên này còn có dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của nước này giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 12, do mức giá bán hàng chững lại và các hoạt động của nhà máy yếu đi trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2018 ở Phố Wall vẫn đang diễn ra. Giới phân tích duy trì dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý IV của các công ty ở mức 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, dự báo về tăng trưởng lợi nhuận 2019 đã bị cắt giảm về mức 5,6% từ 6,3%.
Chốt phiên, Dow Jones giảm 0,84%, còn 24.528,22 điểm. S&P giảm 0,78%, còn 2.643,85 điểm. Chỉ số Nasdaq sụt 1,11%, còn 7.085,69 điểm.
Với những dấu hiệu giảm tốc ngày càng rõ rệt của nền kinh tế Trung Quốc, các nhà giới đang đặt hy vọng vào vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung cũng như giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc và các quan chức Mỹ diễn ra ở Washington trong ngày 30 và 31/1 tới.
"Trong khi nền kinh tế Trung Quốc gặp khó và các công ty của nước này cảm nhận rõ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, phía Mỹ cũng bắt đầu nhận thấy đã có đủ động lực để đi đến một thỏa thuận. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian", chiến lược gia thị trường Ryan Nauman thuộc Financial Intelligence nhận xét.