Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trở lại trong ngày 10/10 sau khi chứng khoán thế giới chạm mức thấp nhất trong 8 tuần ở phiên trước đó do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nhà đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu Mỹ trong tuần trước do lo ngại lạm phát tại nước này tăng tốc, khiến Cục Dự trữ Liên bang (FED) đẩy nhanh tốc độ nâng lãi suất.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản gần như đi ngang, trong khi chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,4%. Tại thị trường chứng khoán Australia , chỉ số ASX 200 tăng 0,1%.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite sụt 0,2%, trong khi đó chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,3%.
Yasuo Sakuma - giám đốc đầu tư của Libra Investments, nhận định: “Trong bối cảnh sự không chắc chắn tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường tài chính trên toàn thế giới, nhiều nhà đầu tư tỏ ra thận trọng chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn tại thị trường Trung Quốc và diễn biến mới của trái phiếu của chính phủ Mỹ".
Ngày 9/10, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ Mỹ tăng lên cao nhất 7 năm ở 3,261% trước khi giảm còn 3,2101% do chứng khoán giảm giá và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, Dow Jones và S&P 500 giảm nhẹ trong ngày 9/10 khi nhà đầu tư, vốn đang lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, đã tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và công nghiệp. Dẫu vậy, đà suy yếu của lợi suất trái phiếu đã kìm hãm đà giảm điểm của cả 3 chỉ số chứng khoán chính với Dow Jones giảm 0,21%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite đi ngang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/10 nói rằng ông không ủng hộ quyết định tiếp tục nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Ông Trump cũng nhấn mạnh, nền kinh tế Mỹ không hề có vấn đề về lạm phát và FED đang nâng lãi suất quá nhanh nhằm cố kìm hãm đà tăng của giá hàng hóa.
Cũng trong ngày 9/10, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo rằng chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới.
IMF giảm triển vọng đối với Mỹ, Trung Quốc, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh, đồng thời dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới là 3,7%, giảm so với mức tăng trưởng 3,9% được dự báo trong tháng 7.
Trên thị trường tiền tệ thế giới, tỷ giá đồng USD giảm nhẹ sau khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ giảm còn 3,2101%. Chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác. hiện được giao dịch ở mức 95,586 điểm.
Trong khi đó, bảng Anh tăng giá sau khi có tin Anh và Liên minh châu Âu (EU) sắp đạt được thỏa thuận Brexit. Tỷ giá bảng Anh tăng 0,1% so với đồng USD, được giao dịch ở mức 1 bảng Anh đổi được tăng 0,1 phần trăm tại $ 1,3158.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) tại thị trường nước ngoài tăng tăng 0,1%, lên mức 1 USD "ăn" 6.9236 NDT sau khi giảm còn 6.9371 NDT, mức thấp nhất kể từ ngày 15/8/2018, trong phiên giao dịch hôm 8/10/.