Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á
Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Lạm phát tại một số quốc gia Đông Nam Á từ tháng 5/2024 đến tháng 5/2025. Ảnh; Refinitiv
Chỉ số giá tiêu dùng chính của Thái Lan trong tháng 6 đã giảm 0,25% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu chính thức được công bố ngày 7/7, đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp giảm so với cùng kỳ năm trước sau mức giảm 0,57% vào tháng 5.
Ông Poonpong Naiyanapakorn, Trưởng phòng chính sách và chiến lược thương mại của Bộ Thương mại Thái Lan, khẳng định với báo giới rằng sự sụt giảm chủ yếu là do giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp.
"Năm nay, thời tiết tốt và có nhiều sản phẩm nông nghiệp cung cấp ra thị trường hơn, đẩy giá thực phẩm và giá tiêu dùng xuống," ông cho biết, đồng thời khẳng định xu hướng giảm sẽ tiếp tục vào tháng 7.
Ông Poonpong lập luận rằng lạm phát chững lại không có nghĩa là người tiêu dùng đang kìm hãm chi tiêu và hiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm phát. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng Thái Lan dễ bị áp lực giảm phát, xét đến tình hình kinh tế hiện nay của quốc gia này.
"Thái Lan có vẻ là quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng giảm phát nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á", Denise Cheok, Giám đốc kinh tế Đông Nam Á tại Moody's Analytics nhận định. "Ngành du lịch chính vẫn chưa phục hồi đến mức đỉnh điểm trước đại dịch, ngay cả sau năm năm. Điều này một phần phản ánh sự phụ thuộc của ngành này vào khách du lịch từ Trung Quốc".
Thái Lan đang trong khủng hoảng sau khi Tòa án Hiến pháp đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra vào ngày 1/7 vì một bản ghi âm bị rò rỉ liên quan tới điện đàm với cựu lãnh đạo Campuchia, Hun Sen. Trong một báo cáo vào tháng 6, Ngân hàng Malayan Banking (Maybank) của Malaysia kết luận rằng tình hình này kéo dài sẽ làm chậm tăng trưởng của Thái Lan trong nửa cuối năm và vào năm 2026, "gây ảnh hưởng đến tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu tài chính và niềm tin của nhà đầu tư".
Tại những quốc gia khác trong khu vực, lạm phát của Singapore, bao gồm tất cả các mặt hàng, đã giảm xuống 0,8% từ 0,9% trong tháng 6, đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021 - thời kỳ đại dịch.
Trong khi đó, tại Malaysia, lạm phát đã giảm xuống 1,2% vào tháng 5 từ mức 1,4% của tháng trước, cũng là mức thấp nhất trong bốn năm. "Sự giảm tốc diễn ra trên diện rộng", Maybank cho biết trong một báo cáo vào tháng 6.
Một số nhà quan sát hoan nghênh tình trạng giảm phát - khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng chậm hơn - đặc biệt là khi giá cả tăng vọt ngay sau đại dịch. Số khác chỉ ra rằng các mô hình này có thể chỉ ra sự chậm lại trong tiêu dùng do sự bi quan về nền kinh tế.
"Các lực lượng giảm phát chỉ không lành mạnh nếu ăn sâu vào kỳ vọng của các hộ gia đình và công ty, và làm gián đoạn các quyết định đầu tư", Jamus Lim, Phó giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh ESSEC Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.
"Thuế quan [của ông Trump] cũng làm tăng sự bất ổn kinh tế, có thể dẫn đến tổng cầu giảm, và ngược lại, cũng làm giảm phát," chuyên gia này cho biết.
Các nền kinh tế ở ASEAN thời gian qua chứng kiến hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc được rao bán qua các nền tảng trực tuyến, làm dấy lên viễn cảnh cạnh tranh về giá cả gay gắt hơn ở một khu vực đang chịu áp lực giảm phát.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với áp lực giảm phát khi nước này phải đối mặt với căng thẳng thương mại với Mỹ. Giá cả ở Trung Quốc đã giảm liên tục trong bốn tháng tính đến tháng 5.
"Trung Quốc đại lục đã chuyển từ quốc gia nhập khẩu ròng vào năm 2014 thành nước xuất khẩu ròng lớn sang các nền kinh tế ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2024, nhờ vào các mặt hàng tiêu dùng và hàng điện tử sản xuất", Lavanya Venkateswaran, chuyên gia kinh tế cấp cao về ASEAN tại Oversea-Chinese Banking Corp của Singapore khẳng định.
"Kết quả là những mặt hàng nhập khẩu này có thể kiểm soát áp lực giá cả vì chúng có xu hướng cạnh tranh hơn về giá," chuyên gia Venkateswaran cho biết.

Ngân hàng Nhật trong vòng xoáy lạm phát và áp lực thuế Mỹ
Kinhtedothi - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản trong tháng 4 tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm, cho thấy áp lực giá cả đang gia tăng và có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản cân nhắc nâng lãi suất vào cuối năm.
-1743673415.jpg)
Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan
Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Giới tài chính gióng hồi chuông báo động về khả năng lạm phát toàn cầu
Kinhtedothi - Lạm phát toàn cầu tiếp tục là thách thức lớn trong tháng 3/2025 khi nhiều chuyên gia tài chính cảnh báo về nguy cơ gia tăng giá cả do chính sách thuế quan của Mỹ, bất ổn địa chính trị và lãi suất cao, đe dọa đà phục hồi kinh tế.