Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngân hàng Nhật trong vòng xoáy lạm phát và áp lực thuế Mỹ

Kinhtedothi - Lạm phát cơ bản của Nhật Bản trong tháng 4 tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm, cho thấy áp lực giá cả đang gia tăng và có thể khiến Ngân hàng Nhật Bản cân nhắc nâng lãi suất vào cuối năm.

Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh BOJ đang phải cân đối giữa lạm phát thực phẩm kéo dài và những bất định từ chính sách thuế quan của chính quyền Mỹ.

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản, không gồm thực phẩm tươi nhưng tính cả năng lượng, đã tăng 3,5% trong tháng 4, vượt mức 3,2% của tháng trước. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2023, khi chỉ số này đạt 4,2% và là tháng thứ 37 liên tiếp vượt mục tiêu 2% của BOJ.

Giới phân tích cho rằng lạm phát duy trì ở mức cao, dù đã có điều chỉnh như giảm học phí công lập, cho thấy áp lực giá vẫn chưa hạ nhiệt. Một số dự báo nhận định BOJ có thể nâng lãi suất thêm vào tháng 10, song kịch bản này hiện chưa nhận được sự đồng thuận rộng rãi do lo ngại rủi ro thương mại toàn cầu.

Giá thực phẩm tiếp tục dẫn dắt xu hướng lạm phát, tăng 7,0% trong tháng 4, so với 6,2% của tháng trước. Nhiều doanh nghiệp được cho là đã điều chỉnh giá vào đầu năm tài khóa. Một số mặt hàng tăng mạnh, đáng chú ý là gạo tăng gần gấp đôi, chocolate tăng hơn 30%.

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản, không gồm thực phẩm tươi nhưng tính cả năng lượng, đã tăng 3,5% trong tháng 4, vượt mức 3,2% của tháng trước. Ảnh: Kyo News

Ngược lại, giá dịch vụ - phản ánh trực tiếp chi phí lao động - chỉ tăng 1,3% trong tháng 4, thấp hơn mức 1,4% của tháng trước. Diễn biến này cho thấy doanh nghiệp vẫn dè dặt trong việc chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng, do lo ngại sức mua suy yếu trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất ổn.

BOJ đã chấm dứt chương trình kích thích quy mô lớn vào năm ngoái, đồng thời nâng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% vào tháng 1 năm nay với kỳ vọng lạm phát sẽ duy trì ổn định quanh mục tiêu. Tuy nhiên, các bước đi tiếp theo của BOJ đang chịu nhiều sức ép từ biến động chính sách toàn cầu, đặc biệt là tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Một số chuyên gia dự báo lạm phát lõi có thể hạ nhiệt trong thời gian tới nhờ giá dầu toàn cầu suy giảm và đồng yên mạnh lên. Ngoài ra, họ cũng lưu ý chính sách thương mại của Mỹ từng dẫn đến tình trạng dư thừa thực phẩm trong giai đoạn trước, khiến giá một số mặt hàng giảm mạnh. Nếu kịch bản này lặp lại, đây có thể là yếu tố giúp giảm bớt áp lực lạm phát tại Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản nhiều khả năng sẽ kéo dài chính sách trợ cấp điện và khí đốt trong mùa hè tới, nhằm giảm gánh nặng chi phí sinh hoạt và góp phần ổn định giá tiêu dùng trong ngắn hạn.

Thông tin lạm phát được công bố đã khiến đồng yên tăng 0,15%, lên 143,80 yên đổi 1 USD. Diễn biến này phản ánh kỳ vọng ngày càng gia tăng từ thị trường rằng BOJ có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ trong những tháng tới.

Đọc thêm: Quản lý chất thải hiệu quả là chìa khóa để Hà Nội giảm phát thải bền vững

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda trong những phát biểu gần đây đã để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất nếu các chỉ số giá duy trì ở mức cao, đồng thời khẳng định sẽ theo sát những tác động gián tiếp từ chính sách thương mại của Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng mọi quyết định sẽ được đưa ra dựa trên đánh giá tổng thể về xu hướng giá cả trung và dài hạn.

Trong khi đó, giá gạo tại các siêu thị trên toàn quốc tiếp tục leo thang, với mức trung bình cho mỗi bao 5 kg tăng thêm 54 yên so với tuần trước, đạt kỷ lục 4.268 yên (khoảng 29,63 đồng USD) tính đến ngày 11/5. Đà tăng này làm dấy lên lo ngại lạm phát thực phẩm sẽ kéo dài, đặt ra thách thức không nhỏ cho nỗ lực bình ổn giá của Nhật Bản thời gian tới.

Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Harvard bị cắt quyền bảo trợ thị thực, 7.000 sinh viên quốc tế có thể bị trục xuất

Harvard bị cắt quyền bảo trợ thị thực, 7.000 sinh viên quốc tế có thể bị trục xuất

23 May, 03:27 PM

Kinhtedothi - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho sinh viên quốc tế. Dù vẫn đang theo học và có thị thực còn hiệu lực, hàng nghìn sinh viên có thể rơi vào tình trạng cư trú không hợp pháp nếu hồ sơ không được cập nhật đúng quy định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ