Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán châu Á trái chiều dù Mỹ - Trung chốt thời điểm đàm phán thương mại cấp cao

Nguyễn Thu (Theo CNBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cổ phiếu châu Á đang trên đà chứng kiến tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp do bất ổn chính trị tại Mỹ dấy lên sự không chắc chắn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên ngày 27/9 khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi những tiến triển mới của quá trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 27/9.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục giao dịch ngược chiều trong phiên giao dịch, với chỉ số thành phần Thâm Quyến tăng 0,25% và chỉ số tổng hợp Thâm Quyến nhích 0,67%, trong khi đó chỉ số tổng hợp Thượng Hải trượt nhẹ.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết lợi nhuận công nghiệp của nước này trong tháng 8 giảm 2% so với một năm trước đó, trong khi đã tăng 2,6% trong tháng 7 và 3,1% trong tháng 6.
Thị trường cổ phiếu châu Á chịu áp lực từ bất ổn chính trị tại Mỹ trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi kết quả từ vòng đàm phán thương mại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc vào tháng 10 tới.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 24/9 bất ngờ thông báo cơ quan lập pháp này chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump, đưa ông trở thành Tổng thống Mỹ thứ 4 đối mặt với quá trình luận tội.
3 nguồn tin tiết lộ với CNBC hôm 27/9 cho biết, vòng đàm phán thương mại cấp bộ trưởng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt đầu lại vào ngày 10/10 tại thủ đô Washington, Mỹ. Theo CNBC, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu đoàn quan chức của Bắc Kinh đến Washington tham gia vòng đàm phán thương mại mới.
Thông tin tích cực này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang bế tắc trong việc tìm ra giải pháp  chấm dứt cuộc chiến thuế quan kéo dài hơn 1 năm qua, gây biến động trên thị trường tài chính thế giới và gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
“Áp lực là có, nó không chỉ riêng trong lĩnh vực xuất khẩu” - nhà kinh tế hàng đầu châu Á Sian Fenner tại Oxford economy, nói với hãng tin CNBC hôm 27/9.
Theo bà Sian Fenner, tăng trưởng đầu tư vẫn rất yếu, thậm chí sức tiêu thụ cũng có dấu hiệu tăng chậm được thể hiện trong doanh số bán lẻ. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm những yếu tố kích thích mới cho thị trường” - chuyên gia Fenner nói thêm.
Tại sàn chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng sụt 0,57%. Trên thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 hạ 1,18%. Chỉ số Topix cũng giảm 1,51%. Còn chỉ số KOSPI của thị trường Hàn Quốc cũng trượt 1,05%. Trong khi đó, chỉ số ASX 200 tại thị trường Australia tăng 0,36%.
Nhìn chung, chỉ số MSCI châu Á cũ của Nhật Bản giao dịch thấp hơn 0,38%.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng nhẹ lên mức 99,213 điểm sau khi giảm về 99.0 điểm trong phiên trước đó.