Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán lao dốc, cơ hội bắt đáy đã đến?

Diệu Chi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn khó khăn khi có nhiều thông tin tiêu cực tác động.

Đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán 27/9, VN-Index giảm 7,81 điểm (0,67%) lxuống 1.166,54 điểm, HNX-Index giảm 0,16 điểm (0,06%) còn 255,52 điểm, UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (0,03%) lên 86,71 điểm.

VN-Index lại gặp áp lực điều chỉnh trước những thông tin vĩ mô kém cực.
VN-Index lại gặp áp lực điều chỉnh trước những thông tin vĩ mô kém cực.

Thanh khoản cũng giảm sút đáng kể so với phiên trước đi khi tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 12,7 nghìn đồng, tương đowng với hơn 576 triệu cổ phiếu được trao tay.

Trong phiên có một vài nhóm cổ phiếu nổi bật như: xây dựng - đầu tư công, ngân hàng, chứng khoán,... trong khi các nhóm ngành còn lại vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục đáng kể. Điểm nhấn trong phiên hôm nay là sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng sau khi điều chỉnh mạnh và một số mã đã sắp về tới đáy cũ của đợt điều chỉnh vừa rồi. Trong đó, BID, VIB, HDB, TCB và ACB là những cái tên đóng góp tích cực nhất lên thị trường chứng khoán phiên 27/9.

Ở chiều ngược lại, những “ông lớn” như VHM, GAS và VIC lại là tội đồ của thị trường khi lấy đi của VN-Index gần 4 điểm.

Có thể thấy, sau nhịp phục hồi, VN-Index lại gặp áp lực điều chỉnh trước những thông tin vĩ mô kém cực. Hiện tại, câu chuyện Fed nâng lãi suất và nguy cơ suy thoái đang bao trùm tâm lý của giới đầu tư toàn cầu. Tại Việt Nam, dù vĩ mô vẫn duy trì ổn định, song tâm lý nhà đầu tư vẫn đang lo ngại trước động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Về cơ bản, VN-Index đang trong quá trình dần hình thành vùng đáy ngắn hạn nhưng lực cầu không đủ mạnh để tạo nên phiên hồi phục dứt khoát. Theo nhiều chuyên gia, với tình hình hiện tại thị trường vẫn có khả năng test lại vùng quanh 1.140 - 1.150 trước khi có tín hiệu rõ ràng hơn cho việc tạo đáy.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây là giai đoạn lựa chọn hàng tốt, lợi thế thuộc về người mua. Đây là giai đoạn có thể giúp nhà đầu tư đổi đời nếu tìm đúng “long mạch”.

Công ty cổ phần FIDT cho rằng, hiện VN-Index đang rơi về ngưỡng xấu nhất trong các kịch bản dự báo được các bên xây dựng trước đó khi P/E về -1 độ lệch chuẩn và tăng trưởng EPS thấp. Theo FIDT, chỉ số chính sàn HOSE có thể hồi phục lên ngưỡng 1.300 điểm vào cuối quý IV năm nay.

Đầu tư công sẽ giúp nền kinh tế, là động lực chính cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này. Bức tranh trung hạn của chúng ta vẫn hấp dẫn, bởi duy trì một mức tăng trưởng GDP cao (dự phóng tăng trưởng trưởng GDP 7% năm 2022). Dòng vốn FDI, FII vào Việt Nam đều nhìn vào các chính sách và các chỉ số như trên.

Về các nhóm ngành phòng thủ trong chu kỳ đầu tư, nếu nhà đầu tư muốn phân bổ tiền vào các ngành có nhu cầu không suy giảm thì rõ ràng nhóm tiện ích bao gồm điện nước (PC1, REE, BWE) sẽ là một trong các nhóm ngành được ưu tiên.

Bên cạnh đó, bán lẻ thiết yếu như bách hóa, dược phẩm. Khi lãi suất tăng, chúng ta sẽ suy giảm tiêu dùng và đầu tư. Tuy nhiên, xuất khẩu giao thương với thế giới cũng sụt giảm, ảnh hưởng tới các mặt hàng như thủy hải sản, đồ gỗ, dệt may…