Chuyển giao công nghệ - thúc đẩy xuất khẩu nông sản, chăn nuôi bền vững
Kinhtedothi - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững ngày càng gia tăng, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản, chăn nuôi bền vững là xu thế tất yếu…
Ngày 28/5, phát biểu tại hội nghị giới thiệu Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi tại Việt Nam 2025 (Agri – AgroChemEx – Livestock Vietnam 2025), bà Trần Nguyên Thu Thủy - Giám đốc các dự án VEAS cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực phát triển bền vững ngày càng lớn, ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi trong nước cũng như khu vực đang bước vào giai đoạn chuyển mình. Đây là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp, quốc gia đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ và đổi mới toàn diện chuỗi giá trị sản xuất.
Đồng quan điểm, ông Hồ Mộng Hải - Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam cũng cho biết, ngành chăn nuôi Việt Nam đang hướng đến sản xuất chăn nuôi bền vững với giải pháp áp dụng các mô hình sản xuất mới như: Lợn thảo mộc, gà thảo mộc, trứng sạch... Thông qua các mô hình này, nhiều doanh nghiệp, nông dân đã hướng đến nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và tiến tới xuất khẩu bền vững. Mặt khác, nhiều đơn vị còn hướng đến các tiêu chuẩn về an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh để hướng đến đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị giới thiệu Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi tại Việt Nam 2025
Chia sẻ tại hội nghị, thạc sĩ Lê Năng Hùng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, nhận định: “Dù ở thành thị hay nông thôn, nông nghiệp vẫn giữ vai trò cốt lõi trong đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế. Khoa học - công nghệ chính là chìa khóa để nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng thị trường nông sản Việt Nam”.
Đặc biệt, ông Lê Năng Hùng nhấn mạnh, những bước tiến này không chỉ nâng cao giá trị nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu bền vững. “Ngành chăn nuôi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn tạo sinh kế cho hàng triệu hộ gia đình, đóng góp khoảng 5% GDP và đạt doanh thu hơn 33 tỷ USD mỗi năm” - ông Hùng cho biết.
Các chuyên gia nhấn mạnh, ngành Nông nghiệp Việt Nam đang tích cực cơ giới hóa, số hóa và đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, hướng đến phát triển bền vững.
Trích dẫn
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, Ban tổ chức giới thiệu chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 25 - 27/6 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP Hồ Chí Minh).
Chuỗi triển lãm dự kiến quy tụ 400 doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Hà Lan, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam…
Các triển lãm không chỉ là không gian trưng bày mà còn đóng vai trò là cầu nối giao thương, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời chia sẻ kiến thức chuyên sâu, hỗ trợ mở rộng mạng lưới hợp tác, tìm kiếm đối tác chiến lược và nắm bắt xu hướng phát triển nông nghiệp xanh…

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp nhập khẩu hàng nông nghiệp từ Mỹ
Kinhtedothi - Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề xuất giải pháp nhập khẩu hàng nông nghiệp từ Mỹ trong tình hình hiện nay.

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo
Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, sáng 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải tích hợp đầy đủ các chính sách liên quan, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ, chấm dứt tình trạng chồng chéo để cơ chế hỗ trợ thực sự hiệu quả.

Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP
Kinhtedothi - Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết bền vững và ổn định đầu ra cho người dân, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai mô hình chuỗi sản xuất – tiêu thụ gà thương phẩm theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Sau thời gian thực hiện, mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế lẫn khả năng nhân rộng.