Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán ngày 15/3: Khởi sắc nhưng thanh khoản còn thấp

Kinhtedothi - Phiên giao dịch hôm nay (15/3), thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn chịu áp lực của phiên bán tháo ngày hôm qua, khiến VN-Index tung lắc và giảm điểm phiên sáng. Tuy nhiên, phiên chiều lực cầu tích cực, nhiều mã hồi xanh, giúp Vn-Index tăng điểm.

Phiên giao dịch sáng nay, nhà đầu tư khá thận trọng, sau phiên giảm điểm mạnh chiều qua, cùng với thanh khoản suy yếu, khiến cuối phiên sáng VN-Index không thể giữ được sắc xanh.

Nhóm VN30 chỉ còn vài mã tăng, các mã bất động sản (BĐS) lớn, bán lẻ và xăng dầu tiếp tục là chứng ngại vật cản đà tăng của chỉ số. Cụ thể, GAS giảm 1,6% xuống 104.300 đồng/CP; FPT giảm 2% xuống 90.000 đồng/Cp; SAB giảm 1,9% xuống 151.000 đồng/CP; PDR giảm 1,8% xuống 85.900 đồng/CP; VCB giảm 1,9% xuống 82.600 đồng/CP; MWG giảm 1,6%; NVL giảm 1,3%. Còn HPG, VIC, VHM, VNM, KDH, MBB giảm nhẹ.

Một số mã trong rổ VN30 tăng hỗ trợ thị trường là TPB tăng 1,4% lên 39.750 đồng; PNJ và STB cùng tăng 1,2%; VJC tăng 1%...

Thanh khoản trên nhóm này sụt giảm mạnh, trong đó HPG khớp lệnh đứng đầu sàn HOSE chỉ với 12,6 triệu đơn vị; STB khớp 11,5 triệu đơn vị; POW khớp 7,8 triệu đơn vị.

Thông tin từ tháng 4/2022, gói đầu tư công 350.000 tỷ sẽ được giải ngân, nên hàng loạt mã BĐS và xây dựng đã bật tăng tốt. Cụ thể, HHV, HTN, BCE, HBC tăng lên giá từ 4,3% đến 4,7%. Nhóm tăng trên 3% có VCG, PHC, KSB, CII; các mã tăng trên dưới 1% FLC, HAG, GEX, ITA, BCG, SCR, HNG, HQC, LDG, KBC, TCH, DIG, KHG…

Nhóm phân bón và hóa chất vẫn chìm trong sắc đỏ, với SFG, VAF, CSV đều giảm sàn; còn DCM và DPC giảm lần lượt 3% và 2,3%.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 167 mã tăng và 263 mã giảm, VN-Index giảm 4,69 điểm, tương đương giảm 0,32% xuống 1.441,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 386,1 triệu đơn vị, giá trị 12.256,9 tỷ đồng, giảm 27% về khối lượng và giảm 20% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.

Thị trường chứng khoán khởi sắc nhưng thanh khoản thấp.

Phiên giao dịch buổi chiều, lực cầu khá tích cực giúp cho một số nhóm cổ phiếu khởi sắc như ngân hàng, dầu khí, bán lẻ, giúp Vn-Index bật xanh.

Cụ thể, rổ VN30 tăng tốt có PNJ bất ngờ tăng mạnh 4,5% lên 102.900 đồng/CP; POW tăng 4,8% lên 16.500 đồng/CP; MSN tăng 3,7% lên 141.100 đồng/CP; VPB tăng 2,5% lên 36.900 đồng/CP; GAS tăng 1,9% lên 108.000 đồng/CP; VJC tăng 2,1% lên 148.000 đồng/CP; BID tăng 1,9% lên 42.100 đồng/CP; TPB tăng 1,8% lên 39.900 đồng/CP; GVR tăng 1,5%. Một số mã tăng nhẹ như ACB, CTG, HDB, HPG, NVL, PLX, SSI, STB, TCB; còn VIC, VHM, VNM về đứng giá tham chiếu.

Nhóm VN30 giảm giá chỉ còn FPT, KDH, MWG, MBB, SAB giảm nhẹ dưới 1%; PDR giảm 1,5%; còn VCB vẫn giảm mạnh 3,7% xuống 81.100 đồng/CP.

Thanh khoản tốt nhất nhóm là HPG khớp 20,8 triệu đơn vị; STB khớp 17,4 triệu đơn vị; VPB khớp 11,6 triệu đơn vị; POW khớp 13,5 triệu đơn vị.

Nhóm BĐS – xây dựng nhỏ và vừa chiều nay hút mạnh dòng tiền nhiều mã tăng tốt. Cụ thể, một số mã tăng trần như: DTA, FDC, ITA, NVT, CT1, FCN, HUB, LCG.

Nhóm tăng tốt còn có HBC có lúc lên trần, đứng phiên tăng 6,4%, khớp 11,7 triệu đơn vị; CII tăng 5%, khớp 4,8 triệu đơn vị; VCG tăng 3%, khớp 4,96 triệu đơn vị. Tăng từ 1% đến trên 4% còn có ROS, FLC, AMD, BCM, CCL, CKG, DIG, HBC, TTB, FCM, PXS, PHC, NHA, PTC, CTR, CTD, IJC, KBC, LDG, NBB, SCR …

Trong đó, FLC khớp 18,3 triệu đơn vị, đứng sau HPG; ROS khớp 9,4 triệu đơn vị; FCN khớp hơn 7 triệu đơn vị; LCG khớp 11,1 triệu đơn vị; DXG tăng 0,6%, khớp 8,5 triệu đơn vị; KBC khớp 6,1 triệu đơn vị; LDG khớp 5,9 triệu đơn vị; SCR khớp 8,9 triệu đơn vị.

Chốt phiên chiều 15/3, sàn HOSE có 272 mã tăng, trong khi đó có 166 mã giảm, VN-Index tăng 6,49 điểm, tương đương tăng 0,45%, lên mức 1.452,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 675,6 triệu đơn vị, giá trị gần 21.800,5 tỷ đồng, giảm 21,3% về khối lượng và giảm hơn 19,8 giá trị so với phiên hôm qua 14/3.

Trên sàn HNX, phiên hôm nay sáng cũng rung lắc nhẹ, nhưng chiều tăng khá tích cực nhờ nhóm cổ phiếu BĐS và xăng dầu.

Cụ thể, cả 3 mã xăng dầu bất ngờ đảo chiều tăng mạnh. Trong đó PVC tăng lên giá trần tại 29.300 đồng/CP, khớp 5,96 triệu đơn vị; PVS tăng 1,1% lên 35.200 đồng, khớp cao nhất sàn 16,4 triệu đơn vị; PVB tăng 1,8%.

Nhóm BĐS cũng tăng tốt có HUT tăng sát giá trần 9,7% lên 44.200 đồng/CP, khớp 6,6 triệu đơn vị; IDC tăng 4,1% lên 67.800 đồng/CP, khớp 1,5 triệu đơn vị; CEO tăng 2,8% lên 69.000 đồng/CP, khớp gần 4 triệu đơn vị.

Ngoài ra mã hóa chất NTP cũng tăng sát giá trần 9,4%. Các mã tăng trên 1% đến trên 2% như VMC, VCS, NBC, NDN, L14, DTD,…

Đóng cửa phiên chiều, sàn HNX với 129 mã tăng và 112 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 6,95 điểm, tương đương tăng 1,59% lên mức 443,52 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 100,9 triệu đơn vị, giá trị gần 2.934,1 tỷ đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

14 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi – Tại Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030” sáng 14/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã tới dự và có bài phát biểu góp ý về định hướng phát triển nông nghiệp An Giang.

Cải thiện môi trường pháp lý- động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Cải thiện môi trường pháp lý- động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

14 Jul, 02:00 PM

Kinhtedothi - Hệ thống pháp luật kinh doanh hiện nay vẫn còn phức tạp, thiếu minh bạch, thiếu đồng bộ và còn nhiều điểm chưa phù hợp thực tế. Việc cải thiện các quy định pháp luật để tạo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và khả thi sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

14 Jul, 01:35 PM

Kinhtedothi - Từ 14 giờ chiều 14/7, Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy hồ chứa thủy điện Tuyên Quang. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ