Chứng khoán Trung Quốc chao đảo: Tiền không dễ chảy vào Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một nhà đầu tư Trung Quốc chăm chú theo dõi diễn biến giá cổ phiếu. Ảnh: Reuters

3.900 tỷ USD là tổng số giá trị vốn hóa bị “thổi bay” khỏi thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc trong đợt sụt giảm vừa qua. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu dòng vốn thoát khỏi Trung Quốc có chảy vào Việt Nam và đẩy TTCK Việt Nam được lợi? 

 
Một nhà đầu tư Trung Quốc chăm chú theo dõi diễn biến giá cổ phiếu.       Ảnh: Reuters
Kinhtedothi - Một nhà đầu tư Trung Quốc chăm chú theo dõi diễn biến giá cổ phiếu. Ảnh: Reuters
TTCK Trung Quốc sụt giảm mạnh từ giữa tháng 6/2015 đến nay đã khiến TTCK thế giới nói chung và TTCK châu Á nói riêng chịu tác động tiêu cực. Độ tương quan giữa TTCK Việt Nam với TTCK Trung Quốc thấp. Hai chỉ số đang dịch chuyển theo tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của riêng từng quốc gia. Xét về mặt TTCK, ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam là không nhiều. Tuy vậy, về mặt kinh tế, Trung Quốc có quan hệ mậu dịch đầu tư rất lớn tại Đông Nam Á. Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam không nhiều nhưng đầu tư tại Đông Nam Á rất nhiều. Khi Trung Quốc bị “ốm” chắc các nước Đông Nam Á không thể “khỏe” được. 
Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK Maybank Kim Eng - MBKE
Nếu phân tích và nhìn nhận kỹ có thể trả lời ngay rằng, không dễ để TTCK Việt Nam hưởng lợi khi chứng khoán Trung Quốc chao đảo mấy ngày qua. Thứ nhất, 3.900 tỷ đồng bị bốc hơi khỏi TTCK Trung Quốc không phải là số tiền nhà đầu tư (NĐT) bán ra và thu về trong đợt biến động mà là giá trị vốn hóa của thị trường giảm do cổ phiếu giảm giá. Điều này có nghĩa, NĐT bị mất tiền trên sổ sách, còn nếu họ không bán cổ phiếu, họ cũng chưa bị mất tiền thật. Như vậy, lấy đâu ra tiền để NĐT rót vào TTCK Việt Nam.

Vấn đề thứ hai cần chú ý trong đợt sóng lớn này là con số 232 tỷ USD là tổng số nợ ký quỹ trên TTCK Trung Quốc. Điều này có nghĩa TTCK Trung Quốc tăng trưởng nóng thời gian qua có nguyên nhân là từ tiền vay mượn. Như con dao hai lưỡi, đi lên bằng tiền vay có thể khiến giá chứng khoán tăng chóng mặt nhưng cũng giảm quá đà nếu thị trường có biến cố sau đó. Một lượng lớn các NĐT vay tiền từ công ty môi giới để chơi chứng khoán đã làm “thổi phồng” cả đà tăng và đà giảm của thị trường. Lượng nợ ký quỹ đã tăng gấp 5 lần, giúp chỉ số Shanghai tăng hơn 150% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 vừa qua. Giá chứng khoán Trung Quốc cũng được coi là rất đắt đỏ trong khu vực, với chỉ số P/E (hệ số giữa giá cổ phiếu trên lợi nhuận) trung bình của toàn thị trường lên tới 90. Trong khi mức trung bình ở khu vực là 20 - 21.

Khi bong bóng chứng khoán xì hơi, áp lực trả nợ của NĐT Trung Quốc tăng cao, đồng nghĩa với việc bán chứng khoán ra, tiền sẽ chảy về chủ nợ. Đồng thời đa phần các NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính là NĐT trong nước. Rất khó để họ có thể nhanh chóng bình tĩnh lại và kiếm tìm cơ hội ở các TTCK nước ngoài, như Việt Nam.

Do TTCK đại lục đã phát triển rất nhanh và mạnh trong thời gian gần đây, nó đã trở thành hàn thử biểu của cả nền kinh tế Trung Quốc. Do vậy, cơ quan quản lý thị trường nước này sẽ áp dụng nhiều biện pháp để chặn đứng đà bán tháo và cơn sụt giảm của thị trường. Trong mấy ngày qua, theo thống kê của các hãng tin quốc tế, đã có 19 tỷ USD là số tiền các quỹ đóng góp để đẩy tăng thị trường trở lại. TTCK lớn thứ hai thế giới có hơn 90 triệu NĐT nhỏ lẻ, bởi vậy thị trường giảm điểm sẽ tác động tới cả đời sống xã hội của người dân chứ không phải mỗi DN niêm yết và nền kinh tế. Do đó, các biện pháp cứng rắn như cấm cổ đông lớn của các DN bán ra cổ phiếu trong vòng 6 tháng trở lại đây đã được áp dụng. Chưa thể tin chắc, cơn đại hồng thủy trên thị trường tài chính Trung Quốc đã được chặn đứng, nhưng nhiều động thái hỗ trợ thị trường đã đẩy thị trường này tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần qua.
Tâm lý NĐT ít nhiều bị dao động. Tuy nhiên, trong gần một tháng qua, TTCK Việt Nam vẫn tăng trưởng, VN Index và HNX Index có phiên đi xuống nhưng chưa có mức giảm đáng lo ngại. Đa phần các chỉ số này đều giảm trong nhịp điều chỉnh, chứ không phải vì lo ngại chứng khoán Trung Quốc. Một trong các yếu tố gây nên bong bóng chứng khoán Trung Quốc lần này là Chính phủ không kiểm soát bán khống và đòn bẩy. Ở Việt Nam, sau cuộc khủng hoảng từ năm 2007, NHNN đã có Thông tư 36 đã hạn chế vấn đề này. Do đó, các chính sách của NHNN phải được kiểm soát chặt chẽ. 

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu

Với TTCK Việt Nam, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của NĐT nước ngoài và họ cũng có nhiều lựa chọn khác ngoài TTCK Việt Nam. Ông Jean Eric Jacquemin - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Red River Holding nói rằng, có nhiều việc mà Việt Nam cần làm để thu hút được NĐT nước ngoài, chẳng hạn sự thiếu minh bạch thông tin, quản trị DN yếu kém, sự đối xử không công bằng giữa các cổ đông và đặc biệt là sự hạn chế về các biện pháp bảo vệ NĐT thiểu số trong những trường hợp mâu thuẫn về lợi ích xảy ra. “Chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng các quy tắc quản trị công ty tốt nhất, bảo vệ quyền lợi cổ đông trong các DN, có chế tài xử phạt nghiêm đối với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật để đảm bảo việc tuân thủ, bảo vệ cổ đông DN, xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch” - ông Eric nói.

Ở góc độ chuyên gia tài chính, đại diện quỹ IMF tại Việt Nam cho rằng, biến động của đồng USD và các ngoại tệ khác trên thế giới từ cuối năm 2014 có tác động lớn tới quyết định của các NĐT nước ngoài vào Việt Nam. Họ sẽ tìm kiếm cơ hội tại thị trường Mỹ và các thị trường khác, thay vì ưu tiên đổ vốn vào các thị trường mới nổi như trước đây.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần