Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chương trình Kinh tế xanh phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Kinhtedothi - Có một công việc ổn định là mơ ước của rất nhiều người nhưng có những người chọn cách làm bạn với khu vườn màu xanh mỗi ngày, coi việc mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tươi ngon an toàn thân thiện với môi trường mới là hạnh phúc đích thực.

Nội dung này được đề cập đến trong chương trình Kinh tế xanh phát sóng ngày 26 tháng 07 năm 2022 trên kênh VTV2. Chương trình với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), Đạm Phú Mỹ - NPK Phú Mỹ.

Một buổi sáng tháng 7 tại xã Hiệp Thuận, Phúc Thọ, Hà Nội trời mưa to khiến cho công việc của các chị, các cô tại nông trại hữu cơ Gen Xanh trở nên vất vả hơn rất nhiều, nhưng việc thu hoạch sản phầm phải làm xong sớm bởi rau củ quả sẽ được cung cấp tới tay khách hàng trong ngày để đảm bảo sự tươi ngon. Nông trại hiện có hàng trăm loại rau củ quả mùa nào thức đó, trung bình mỗi ngày nông trại cung ứng cho thị trường từ 4 đến 5 tấn rau củ quả hữu cơ các loại. Quy trình sản xuất tại đây phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là thuận tự nhiên, công nghệ và bản địa. Gen Xanh tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu 5 không: Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và giống biến đổi gen, không chỉ tạo công ăn việc làm quá trình gắn bó với những mảnh vườn hữu cơ đã khiến những người nông dân ở đây nhận ra nhiều điều.

Với mô hình trồng rau hữu cơ trang trại không phun thuốc bệnh, thuốc sâu chỉ làm cỏ luân canh, xen canh để đỡ sâu bọ bên cạnh yếu tố thuận tự nhiên nông trại cũng áp dụng nhiều công nghệ nông nghiệp vào canh tác, trong đó phải kể đến công nghệ vi sinh phân bón hữu cơ phải ủ thủ công từ trứng, chuối các vi sinh vật lợi khuẩn, phân chuồng ủ mục tàn dư thực vật và cỏ dại.

Liều lượng phân và cách bón dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trên các quy trình của từng loại sau: Đối với phân hữu cơ thường dùng bón lót khi làm đất, đối với chế phẩm dùng để bón thúc. Chính nhờ sự chuẩn hóa trong quy trình và không ngừng tìm hiểu cải thiện mà hiện nay nông trại hữu cơ Gen xanh ngày càng được nhiều người biết tới mà tìm đến nhờ chất lượng sản phẩm, ít ai biết sự thành công hôm nay phải đánh đổi bằng mô hôi nước mắt và một hành trình dài đầy gian nan.

Tháng 8 năm 2020 chị Nguyễn Thị Duyên nghỉ việc tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam để chuyên tâm phát triển mô hình rau hữu cơ rồi sau đó lần lượt là anh Chinh chồng chị cùng 2 người đồng nghiệp, cùng nhau họ biến 2 hecta đất bỏ hoang cỏ cao ngang người thành một khu vườn một màu xanh mướt.

Quyết định bỏ việc để trồng rau hữu cơ mang thực phẩm sạch, an toàn đến cho mọi người, hy vọng câu chuyện trên sẽ truyền cảm hứng cho những người muốn thay đổi, dám thay đổi để được sống một cuộc đời mình muốn.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ