Đó là thông tin chính tại hội thảo “Thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức ngày 26/7, tại Hà Nội.
Nhiệm vụ trọng tâm
Tại hội thảo, Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp Lê Mạnh Hùng cho biết, các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn trong quá trình hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn là những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ứng phó với các thách thức mới, phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh nhằm tham gia bền vững vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.
Trước nhu cầu bức thiết đó, Cục Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa” (LinkSME) triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 cùng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực nhằm tăng cường năng lực tiếp cận các nguồn tài chính đa dạng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Giới thiệu các trang thông tin, công cụ hỗ trợ chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp Bùi Thu Thủy cho hay, trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022, gần 400.000 doanh nghiệp đã được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số, hơn 600 doanh nghiệp được đánh giá mức độ sẵn sàng và 100 doanh nghiệp được tư vấn hỗ trợ chuyên sâu về chuyển đổi số.
Bên cạnh hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, Cục Phát triển doanh nghiệp và Dự án USAID LinkSME cũng đã triển khai đào tạo về tiếp cận và xây dựng chiến lược tài chính cho hơn 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, 14 doanh nghiệp đã được tư vấn chuyên sâu về tái cấu trúc các khoản nợ và tiếp cận tài chính với khoản vay được phê duyệt lên tới 5 triệu USD.
"Tuy đây là những kết quả ban đầu nhưng cho thấy sự chủ động và tiên phong của Dự án trong việc triển khai tập trung vào những lĩnh vực, phương pháp mới, có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; qua đó, thúc đẩy nâng cao năng lực quản trị nội bộ của doanh nghiệp. Đồng thời, hai nền tảng thông tin số địa chỉ digital.business.gov.vn và a2f.business.gov.vn đã được xây dựng nhằm tích hợp các công cụ, báo cáo, tài liệu liên quan tới chuyển đổi số và tiếp cận tài chính giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận một cách nhanh chóng và hiệu quả" - bà Bùi Thu Thủy nhấn mạnh.
Nền tảng thông tin tại địa chỉ digital.business.gov.vn với những nội dung hữu ích về các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số, chương trình đào tạo, tài liệu và công cụ, đồng thời kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các chuyên gia tư vấn và đơn vị cung cấp giải pháp số.
Công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp đã được phát triển, số hóa và tích hợp nền tảng Cổng thông tin này.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng tiếp cận các công cụ và tài liệu trên nền tảng, đồng thời, tham gia trực tiếp vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và kết nối với các nguồn tài chính mới phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ về chuyển đổi số và tiếp cận tài chính có thể đăng ký trực tiếp trên các nền tảng digital.business.gov.vn và a2f.business.gov.vn.
Nâng cao sự cạnh tranh
Các doanh nghiệp đều cho rằng, khó khăn đầu là về kiến thức về trong chuyển đổi số, mang lại kết quả gì, tiếp theo việc lựa chọn nhà cung cấp đối tác nào có thể đồng hành, đi cùng doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cũng rất quan trọng, rào cản lớn trong duy trì và chi phí để chuyển đổi số. Trong quá trình đó, may mắn các doanh nghiệp đã tiếp cận được LinkSME hỗ trợ, tư vấn, vạch cho con đường, kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số. Tương lai, LinkSME sẽ tiếp sức thêm để các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhân lực, các nhà cung cấp phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo Giám đốc Ban khách hàng tổ chức doanh nghiệp (Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT VinaPhone) Đinh Đức Thụ, VNPT đã đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp từ lâu với nhiều lợi thế về công nghệ thông tin, rất nhiều sản phẩm dịch vụ. Xuất phát từ thực tế, khi các doanh nghiệp có nhu cầu, trong đó có nhu cầu giao tiếp với các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có nhiều giải pháp như tự động về thuế, hóa đơn điện tử, bảo hiểm xã hội…
Phải nói rằng, doanh nghiệp trước khi chuyển đổi số thì hệ thống khá rời rạc, sau khi áp dụng sẽ được đưa về một mối, đồng bộ kết nối, qua đó nâng cao sự cạnh tranh tiếp cận thị trường với sự bán hàng, tiếp thị một cách chuyên nghiệp. Hiện VNPT đã có hơn 30.000 doanh nghiệp sử dụng, và sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ cùng sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu.
Giám đốc Quản lý sản phẩm số hóa phòng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) Đặng Thùy Linh cho rằng, hiện MSB vừa đưa ra thị trường gói sản phẩm ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chuyển đổi số. Trong đó, với tiêu chí hướng tới khách hàng là trung tâm, MSB ưu đãi cho từng tốp khách hàng theo nhu cầu, chẳng hạn phân khúc doanh nghiệp thương mại, sản xuất, xây dựng. Để tiệm cận áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều, chỉ cần sử dụng online trên hệ thống sẽ xác nhận mức cần vay ra sao theo hồ sơ trực tuyến… theo đúng tính cạnh tranh hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng. MSB đang áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, doanh nghiệp cần có thể liên hệ để tiệm cận nguồn vốn theo đúng mục đích, nhu cầu.
Sự chuyển đổi của các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực nhờ được đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật… Qua đó, các dự án đi vào thực tế, mong dự án triển khai sâu rộng, để mỗi doanh nghiệp có thể dần thay đổi thói quen có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Nguyễn Việt Long