Phản ứng trái ngược năm 2016 của MoscowTrong khi các nhà lãnh đạo châu Âu, Trung Quốc đều đã gửi lời chúc mừng ông Biden - người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 3/11 theo dự đoán của các hãng truyền thông lớn, Moscow nói rằng Nga sẽ không bình luận về cuộc bầu cử Mỹ cho đến khi kết quả chính thức được công bố, thậm chí còn lưu ý việc Tổng thống đương nhiệm Donald Trump vẫn đang theo đuổi các quy trình pháp lý liên quan đến cuộc bỏ phiếu.Đáng chú ý, phản ứng của Nga đối với chiến thắng dự kiến dành cho ông Biden lúc này trái ngược hẳn với sự nhiệt tình hoan nghênh chiến thắng bầu cử năm 2016 của ông Trump. Moscow sau đó còn bị cáo buộc đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và phải chịu các biện pháp trừng phạt của Washington, bất kể việc Nga kiên quyết phủ nhận, hay các cuộc điều tra của Mỹ cũng không chỉ ra được bằng chứng.Bất chấp các biện pháp trừng phạt, mối quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo Trump - Putin vẫn đặc biệt ấm áp - ít nhất là tôn trọng và quý mến nhau, khi 2 bên luôn giành cho nhau những lời khen ngợi - điều hiếm có giữa các đời lãnh đạo Nga - Mỹ trước nay.Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lúc này vẫn nhấn mạnh với báo giới, Tổng thống Putin đã nhiều lần khẳng định rằng ông sẵn sàng làm việc với bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào và Nga hy vọng nước này có thể thiết lập đối thoại với chính quyền mới của Mỹ, cũng như hướng tới việc bình thường hóa quan hệ.CNBC dẫn lời Anton Barbashin, một nhà phân tích chính trị, đồng thời là Tổng biên tập tạp chí Riddle về các vấn đề Nga nhận định: "Một điều chúng ta có thể thấy là cả Biden và Putin đều không thích nhau. Không thể có "phản ứng hóa học" giữa họ, vì vậy quan hệ Mỹ - Nga chắc chắn sẽ trở nên đối đầu hơn nữa".
Một Washington cứng rắn hơn nhưng ổn định hơn?Tổng thống đắc cử Joe Biden của Mỹ được cho sẽ có lập trường quyết đoán hơn đối với Nga. Các vấn đề nổi bật bao gồm tiến độ thực hiện thỏa thuận hòa bình giữa Nga - Ukraine và Nord Stream 2 - dự án đường ống dẫn khí khổng lồ từ Nga sang Đức bị Washington phản đối.Các chuyên gia cho rằng, dưới thời Tổng thống Trump và chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết” đặc trưng cho cách tiếp cận của ông đối với chính sách thương mại và đối ngoại, Nga không phải là mối quan tâm lớn nhất đối với chính quyền Washington, trong khi Mỹ và đồng minh trở nên xa cách hơn. Và điều đó là có lợi với Moscow.
Nhận định Điện Kremlin đang có "những cảm xúc lẫn lộn về kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, về khả năng một "chính sách Nga cứng rắn hơn" dưới thời Tổng thống Biden, Daragh McDowell - nhà phân tích chính về Nga tại Verisk Maplecroft nói với CNBC: "Trước mắt, Moscow có thể phải đối mặt với một thách thức to lớn trong việc đối phó với chính quyền Biden sắp tới"."Ngoài cáo buộc can thiệp bầu cử vào năm 2016, Mỹ cũng đã cáo buộc Nga "mua" lực lượng Mỹ ở Afghanistan. Ngoài ra, còn có sự đồng thuận rộng rãi trên toàn bộ chính trị Mỹ về các vấn đề như phản đối Nord Stream 2", ông McDowell lưu ý.Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhất trí, nếu có điều gì đó ở Tổng thống đắc cử Joe Biden khiến Nga có thể "nhẹ nhõm" hơn, thì đó chính là sự ổn định.Ông McDowell cho rằng, những đặc điểm của chính quyền Trump được cho phù hợp với Nga - chẳng hạn như sự thiếu nhất quán và xa lánh các đồng minh - cũng là "điều đáng lo ngại đối với một Điện Kremlin ưu tiên sự ổn định và khả năng dự đoán".Nhà phân tích chính trị Barbashin đồng ý rằng, nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Biden "đồng nghĩa với việc các nước có thể đơn giản hóa việc lập kế hoạch và dễ dàng dự đoán hành vi của Mỹ hơn".Một số lĩnh vực thậm chí được dự đoán là ông Putin - Biden có thể hợp tác, chẳng hạn như Thỏa thuận hạt nhân của Iran, vấn đề kiểm soát vũ khí hay Syria đều là những lĩnh vực tiềm năng để đàm phán.Trong đó, kiểm soát vũ khí được tin chắc chắn là một khởi đầu tốt cho 2 nhà lãnh đạo Putin - Biden. Năm 2019, ứng viên Biden từng nói rằng ông mong chờ sự gia hạn của hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chính giữa Mỹ và Nga - NEW START, sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.Trong khi phía Moxcow cũng có một động lực tương tự đối để khởi động lại các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí. "Ưu tiên của chính quyền Putin sẽ là khởi động lại các cuộc đàm phán về Hiệp ước kiểm soát vũ khí NEW START, vì các thỏa thuận hạt nhân song phương với Mỹ là một trong những thước đo mà qua đó Nga khẳng định mình là một cường quốc", chuyên gia McDowell nói.