Xếp sau Trung Quốc và Mỹ, Pháp là cường quốc ngoại giao được kết nối nhiều nhất. Nhật Bản ở vị trí thứ 4 và Nga đứng thứ 5. |
Theo đó, Trung Quốc hiện có 276 đơn vị ngoại giao trên toàn cầu, nhiều hơn 3 cơ sở so với Mỹ. Trong khi 2 nước có số lượng đại sứ quán bằng nhau, Bắc Kinh có nhiều lãnh sự quán hơn Washington.
"Nhìn chung, các lãnh sự quán tạo điều kiện hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, trong khi các đại sứ quán nuôi dưỡng mối quan hệ chính trị", nhà nghiên cứu chính Bonnie Bley từ Viện Lowy giải thích, từ đó nhận định "mạng lưới các lãnh sự quán ở nước ngoài của Trung Quốc có thể hỗ trợ cho việc triển khai tham vọng kinh tế của Bắc Kinh".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ lâu đã tìm cách đưa Bắc Kinh trở thành trung tâm của các vấn đề toàn cầu. Một trong những chính sách đặc trưng của ông là Sáng kiến Vành đai - Con đường, cung cấp các quỹ cơ sở hạ tầng khổng lồ cho quốc gia đối tác, nhằm tạo ra những dự án vốn mới và hành lang giao dịch cho Trung Quốc.
"Thiết lập một cơ sở hạ tầng ngoại giao mạnh mẽ là bước thực tế đầu tiên để củng cố ảnh hưởng ngoại giao của một quốc gia. Trong trường hợp của Trung Quốc, chúng tôi có thể chắc chắn rằng họ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngoại giao, phục vụ tham vọng quốc tế của mình", bà Bley nói với CNN.
Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc "vươn tay" mạnh mẽ ra thế giới, số lượng các đại sứ quán được thành lập trên lãnh thổ nước này vẫn còn kém xa. Năm 2019, trong khi Mỹ là nơi có 342 đại sứ quán và lãnh sự quán từ 61 quốc gia, chỉ có 256 cơ quan ngoại giao ở Trung Quốc.
"Số lượng là một chuyện, nhưng chất lượng hành động ngoại giao mới là yếu tố quyết định đối với danh tiếng quốc tế thực sự của Trung Quốc", nữ chuyên gia người Australia lưu ý.
Xếp sau Trung Quốc và Mỹ, Pháp là cường quốc ngoại giao được kết nối nhiều nhất, với 267 đại sứ quán và lãnh sự quán trên toàn thế giới. Nhật Bản ở vị trí thứ 4 và Nga đứng thứ 5 - theo báo cáo của Viện Lowy.