Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyện những người máu hoà hợp “bền bỉ” hành trình “Vì sức khỏe dòng máu Việt”

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những người máu hoà hợp phenotype không chỉ chia sẻ sự sống mà còn chia sẻ thời gian, công sức để giúp đỡ người bệnh và đồng hành cùng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trên hành trình “Vì sức khỏe dòng máu Việt”.

Nhờ những người hiến máu, các bệnh nhân cần máu phenotype đã được giúp đỡ kịp thời, có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Bởi họ luôn tin rằng một người hiến máu nào đó đã ngẫu nhiên được xét nghiệm, sẽ không từ chối những cuộc gọi từ Viện để hiến máu cho mình.

Những “ân nhân” đem lại nguồn máu cho bệnh nhân Thalassemia

Có lẽ với những người không may mắc bệnh Thalassamia vốn đã vất vả khi phải định kỳ truyền máu, thải sắt. Nhưng với chị Hà Thị Thủy (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) – hành trình chữa bệnh 13 năm qua lại càng chật vật hơn. Bởi chị mang trong mình nhóm máu “chọn”.

“Thời gian những người ở lại Viện Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thải sắt chỉ khoảng 12-14 ngày. Nhưng với tôi, chỉ riêng truyền máu thôi cũng ở hẳn 14 ngày. Bởi lẽ, 1 tuần không chọn được máu, rút ra rút vào. Lúc ấy, cảm giác tuyệt vọng lắm…” – chị Thủy ngậm ngùi tâm sự.

Với chị Thủy hay với nhiều bệnh nhân khác không chỉ khó khăn trong việc tìm nguồn máu phù hợp, người có nhóm máu chọn còn gặp nhiều rào cản trong quá trình điều trị bệnh. Đó là những nỗi lo về kinh tế, về đi lại khi họ không thể tìm được máu ở tuyến tỉnh mà phải về Hà Nội.

Với những người hiến máu, nhiều khi phải nhận những cuộc gọi khẩn cấp hay vượt cả quãng đường xa để đi hiến máu; nhưng với họ đó không phải là rào cản, là khó khăn.
Với những người hiến máu, nhiều khi phải nhận những cuộc gọi khẩn cấp hay vượt cả quãng đường xa để đi hiến máu; nhưng với họ đó không phải là rào cản, là khó khăn.

Máu chọn chị Thủy nhắc tới là máu phenotype (truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu). Ở những người bệnh truyền máu nhiều lần như bệnh nhân Thalassemia, suy tủy xương… thì máu có thể sinh ra kháng thể bất thường. Các kháng thể bất thường này có thể gây ra các tai biến truyền máu cho người bệnh nếu được truyền máu không phù hợp.

Với những người hiến máu, nhiều khi phải nhận những cuộc gọi khẩn cấp hay vượt cả quãng đường xa để đi hiến máu; nhưng với họ đó không phải là rào cản, là khó khăn. Món quà lớn nhất với họ là sự hồi phục của người bệnh, là ai đó đang rất mong chờ sự có mặt của mình.

Thật cảm phục anh Nguyễn Tiến Hòa (ở Thái Bình) vượt hành trình dài qua nhiều phương tiện như xe khách, xe ôm vào lúc 5 giờ từ Thái Bình lên Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương với quãng đường cả đi và về khoảng 170 km chỉ với mục đích hiến máu cứu người.

“Mỗi lần nhận được cuộc gọi huy động máu từ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tôi đều lập tức sắp xếp công việc để ra Hà Nội. Trước đây, tôi chỉ nghĩ máu của mình bình thường. Qua sự phân tích của các chuyên gia, tôi hiểu rằng nhóm máu của mình có vai trò quan trọng với một số người bệnh. Vì vậy, tôi sẵn sàng hiến máu khi người bệnh cần.

Anh Nguyễn Tiến Hòa (ở Thái Bình) vượt hành trình dài với quãng đường cả đi và về khoảng 170 km chỉ với mục đích hiến máu cứu người.
Anh Nguyễn Tiến Hòa (ở Thái Bình) vượt hành trình dài với quãng đường cả đi và về khoảng 170 km chỉ với mục đích hiến máu cứu người.

Tôi tự đặt mục tiêu, mỗi năm hiến máu hòa hợp phenotype 3 - 4 lần. Năm nay, tôi cũng đã 3 lần hiến máu hòa hợp phenotype, mỗi lúc viện huy động trong các tình huống cần cho người bệnh. Tôi nghĩ, hiến máu vì bệnh nhân cũng là vì mình, bệnh nhân khỏe, tôi lại có thêm niềm vui, đó là điều vốn quý” – anh Hòa tâm sự.

Dù đã ở tuổi 56, có hơn 20 năm tham gia hiến máu tình nguyện nhưng ông Nguyễn Bá Lợi (ở xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn luôn nhiệt huyết, đam mê với hoạt động hiến máu.

Với chất giọng hào sảng, ông Lợi chia sẻ, năm 2019, khi hiến máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ông biết mình thuộc nhóm máu hiếm. Chính vì lẽ đó, bác sĩ đề nghị ông có thể hiến máu hiếm khi bệnh nhân cần. Tất nhiên, hiến máu cứu người, hành động đẹp ấy, ông không có cớ gì để từ chối việc làm ý nghĩa và nhân văn  này.

Nhớ lại câu chuyện cách đây gần 3 năm, ông Lợi chia sẻ, ngày 29 Tết năm 2020, khi mọi người đều cố gắng hoàn thiện công việc trong ngày cuối năm để chuẩn bị đón năm mới, ông nhận được điện thoại từ cán bộ y tế đến Viện hiến máu hòa hợp cho một bệnh nhân Thalassemia.

Dù đã ở tuổi 56, có hơn 20 năm tham gia hiến máu tình nguyện nhưng ông Nguyễn Bá Lợi (ở xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn luôn nhiệt huyết, đam mê với hoạt động hiến máu.
Dù đã ở tuổi 56, có hơn 20 năm tham gia hiến máu tình nguyện nhưng ông Nguyễn Bá Lợi (ở xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn luôn nhiệt huyết, đam mê với hoạt động hiến máu.

Cuộc gọi với nội dung: “Nếu bác hiến máu, bệnh nhân có thể được về quê ăn Tết chiều nay. Nếu không thể thì bệnh nhân sẽ phải ở lại ăn Tết” khiến ông chẳng thể từ chối. Sau ca sáng, ông vội xin phép lãnh đạo nghỉ ca chiều để kịp vào viện hiến máu. Trong tiết trời mưa rét chiều 29 Tết, ông Lợi vội vã bắt chuyến xe buýt, ăn bữa trưa với chiếc bánh nhỏ để kịp tới viện hiến máu.

Với tâm niệm, hiến máu cứu người luôn là việc cần làm. Thế nên, kể từ khi ông biết mình mang nhóm máu hiếm, dòng máu phù hợp để hiến máu hòa hợp, ông chưa bao giờ từ chối lời đề nghị đi hiến máu giúp bệnh nhân đang chờ máu dù quãng đường từ nhà cách viện gần 30km.

Thật xúc động, khi biết dòng máu của mình thực sự có giá trị với nhiều bệnh nhân thường xuyên phải truyền máu, ông càng sẵn sàng với việc làm này. Ông bảo, ông sẽ hiến máu đến khi nào hết tuổi mới thôi.

Thầm cảm ơn những người hiến máu phenotype

Tham gia hiến máu tình nguyện từ khi còn là sinh viên năm nhất đại học, chị Lê Thị Thu Phương (33 tuổi) - giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội nhẩm tính đến nay đã 20 lần chị tham gia hiến máu. Nhưng mãi cho đến năm 2020, chị Phương mới biết trong dòng máu nhóm O của mình có chứa những kháng nguyên đặc biệt, phù hợp để hiến máu hòa hợp phenotype.

“Dù công tác trong ngành y tế, nhưng thực sự tôi cũng chưa được nghe giải thích nhiều về hiến máu hòa hợp. Khi đi hiến máu, chỉ biết rằng mình mang nhóm máu O, có thể thích hợp truyền cho các bệnh nhân không cùng nhóm máu.

Chị Lê Thị Thu Phương (33 tuổi) - giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội vinh dự được nhận giấy khen của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho người hiến máu phenotype tiêu biểu.
Chị Lê Thị Thu Phương (33 tuổi) - giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội vinh dự được nhận giấy khen của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho người hiến máu phenotype tiêu biểu.

Sau đó được giải thích dưới nhóm máu O vẫn còn phân chia nhiều dạng khác nhau, như vậy có thể phù hợp truyền cho những bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh phải thường xuyên truyền máu” – chị Phương cho hay.

Từ khi biết mình có thể hiến máu hòa hợp, bản thân chị Phương đã giúp cho nhiều bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh. Chị luôn sẵn sàng đến Viện hiến máu bất kỳ khi nào bệnh nhân cần và bệnh viện gọi.

Trước đây, chị Phương từng đi lâm sàng tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, chứng kiến nhiều cháu nhỏ mắc bệnh bị quá tải sắt, biến dạng xương, gan to, lách to… thường xuyên cần đến truyền máu hòa hợp, chị thương lắm!

Có lần đang đứng lớp, chị nhận tin có cháu nhỏ mắc tan máu bẩm sinh rất cần đường truyền máu hòa hợp nhóm O rezo. Khi tan tiết dạy, chị Phương vội vã sang Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để kịp thời hiến máu cứu bệnh nhân.

Cũng từ khi biết mình mang dòng máu nhóm O khác biệt, chị thấy nhóm máu của mình thật quý, có ý nghĩa hơn. Bởi những giọt máu quý ấy phần nào giúp ích cho những người bệnh đang cần máu. Từ đó, chị thấy mình phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng, nhất là với các bệnh nhi mắc bệnh lý máu.

Với tâm niệm, hiến máu cũng chính là một việc thiện thế nên chị Đoàn Ngọc Anh đang công tác tại Khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã bắt đầu hiến máu tình nguyện cách đây 11 năm. Cách đây khoảng 4 năm, chi Ngọc Anh biết mình là người hiến máu hoà hợp phenotype.

Đáng nhớ nhất phải kể đến một bệnh nhi hơn 20 ngày tuổi cần truyền máu. Trong máu của bệnh nhi có kháng thể chống lại các kháng nguyên phổ biến nên vô cùng khó khăn để tìm được đơn vị máu phù hợp. Để bảo đảm an toàn trong truyền máu, ngoài việc hòa hợp hệ nhóm máu ABO và Rh(D), còn cần phải hòa hợp kháng nguyên của các hệ thống nhóm máu khác.

Với tâm niệm, hiến máu cũng chính là một việc thiện thế nên chị Đoàn Ngọc Anh đang công tác tại Khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã bắt đầu hiến máu tình nguyện cách đây 11 năm.
Với tâm niệm, hiến máu cũng chính là một việc thiện thế nên chị Đoàn Ngọc Anh đang công tác tại Khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã bắt đầu hiến máu tình nguyện cách đây 11 năm.

“Khi ấy, rất nhiều người đã đến, trong đó có cả người nước ngoài. Hàng trăm đơn vị nhóm máu đã được tiến hành xét nghiệm hoà hợp nhưng chưa tìm được nhóm máu phù hợp với bệnh nhi. Rất may mắn, nhóm máu của tôi phù hợp và đã hiến máu thành công cứu sống bệnh nhi” – chị Ngọc Anh nhớ lại.

Được gặp những “ân nhân” đã đem lại nguồn máu cho bệnh nhân Thalassemia (tan máu bẩm sinh) của mình, TS Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung thầm cảm ơn những người hiến máu phenotype đã hiến máu cho người bệnh, là những người góp phần quan trọng quyết định đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị của người bệnh.

Chia sẻ về nhu cầu máu cho bệnh nhân Thalassemia, TS Nguyễn Thị Thu Hà cho hay, với những bệnh nhân thể nặng hoặc những em bé được điều trị tốt thì phải truyền máu định kỳ 2 tuần một lần, với những trường hợp nhẹ hơn thì một tháng phải truyền máu một lần.

Hiện tại, mỗi năm Viện đang quản lý và điều trị cho trên 3.000 bệnh nhân thalassemia, trung bình mỗi bệnh nhân cần ít nhất 12 đơn vị, chưa kể có trường hợp mỗi lần phải truyền 2-3 đơn vị máu, nên nhu cầu truyền máu của bệnh nhân rất lớn.

Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Lê Lâm chia sẻ, đã có nhiều khó khăn trong quá trình huy động đơn vị máu hòa hợp phenotype, nhưng rất may mắn vì Viện đã nhận được sự đồng lòng, ủng hộ, tâm huyết và rất trách nhiệm cộng đồng người hiến máu.

Có những người đã được viện huy động với tần suất hiến máu tối đa 4 lần trong năm hay nhiều người ở các tỉnh lân cận và huyện ngoại thành của Hà Nội không quản ngại việc di chuyển từ xa đến Viện để hiến máu mỗi khi có bệnh nhân cần.

Trong đó, có nhiều người là cán bộ, nhân viên của Viện, từ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên tiếp nhận máu, điều chế máu đến lái xe, hộ lý...  đã luôn ủng hộ, đồng hành trong hoạt động hiến máu hoà hợp phenotype.

Nhờ đó, năm 2023, Viện đã cung cấp 2.681 đơn vị máu hoà hợp phenotype phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân trong Viện và một số bệnh viện khác. Rất nhiều người bệnh đã được thụ hưởng lợi ích từ những đơn vị máu đặc biệt này.

Để có được hơn 2.600 đơn vị máu hoà hợp phenotype cho người bệnh trong năm 2023, bản thân người hiến máu hoà hợp phenotype cũng phải nỗ lực rất nhiều để có thể hiến máu thường xuyên, mỗi lần Viện huy động đều sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, trách nhiệm.

 

Nếu bệnh nhân phải truyền máu chắc chắn phải tiếp xúc với kháng nguyên lạ từ máu của người cho. Vì vậy, ở những bệnh nhân càng truyền máu nhiều lần thì khả năng tiếp xúc với kháng nguyên lạ càng nhiều và nguy cơ sinh kháng thể bất thường ở những bệnh nhân này càng cao. 

Theo nghiên cứu gần đây của NIHBT, với các bệnh nhân tan máu bẩm sinh, tỷ lệ sinh kháng thể bất thường tương đối cao, khoảng 10 - 11%. Trong điều trị, để đảm bảo an toàn truyền máu, ngoài việc cung cấp đủ lượng máu, việc truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu (truyền máu hòa hợp phenotype) giữa người cho và người nhận là rất quan trọng.

TS Hoàng Thị Thanh Nga - Trưởng khoa Huyết thanh học nhóm máu (NIHBT), Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương