Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ chế đặc thù cho giáo dục Hà Nội có khả thi?

Kinhtedothi - Công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới hướng tới mục tiêu  công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô. 

Để làm được điều này,  Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép Hà Nội áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023 - 2024.

Trong đó, có 3 nội dung: cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường); cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp); cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.

Bày tỏ quan điểm về đề xuất trên, TS Lê Đông Phương, nguyên cán bộ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhìn nhận: “Các kiến nghị của Sở là giải pháp tình thế”. Theo TS Phương, thực tế nhiều lớp ở Hà Nội đã trên dưới 50 học sinh, nếu tăng 10% thì có thể lên hơn 50, trong khi diện tích phòng không đổi, thể trạng của học sinh ngày một to lớn. Chưa kể, lớp học đông, giáo viên khó quản lý.

Giờ thực hành hóa học của cô và trò trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Ảnh: Phạm Hùng

Theo TS Phương, phải có đất để cơi nới, sửa chữa - điều gần như bất khả thi với các trường nội đô. Giải pháp có thể là xây thêm tầng, song xây trường quá cao có thể gây mất an toàn.

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho hay, việc tăng sĩ số trong một lớp dẫn đến chỗ học chật chội, làm giảm chất lượng dạy và học. Xu hướng tiến tới là giảm số lượng chứ không phải tăng số lượng học sinh/lớp.

Vấn đề xây thêm tầng còn liên quan đến việc di chuyển hàng ngày của học sinh. Trường đông nên không thể dùng thang máy để giải quyết hết nhu cầu. Hơn nữa, việc đặt ra tiêu chuẩn chung cho các trường học (không xây quá 5 tầng) đã được nghiên cứu rất kỹ”.

“Trường học ở Hà Nội có thể xây cao hơn” là quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chiều 25/7.

“Riêng về việc tăng diện tích sử dụng trường học, việc này liên quan đến việc sửa đổi một thông tư liên tịch giữa Bộ Xây dựng với Bộ GD&ĐT. Về nguyên tắc, Bộ ủng hộ vì không gian đô thị có đặc thù riêng và hai bộ đang phối hợp để điều chỉnh.

Theo đó, quy định mới sẽ cho phép các trường được xây với số tầng cao hơn, tính diện tích sàn/học sinh thay cho diện tích đất/học sinh. Tuy nhiên, làm gì cũng phải bảo đảmkhông gian và an toàn” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhìn nhận: Thủ đô có 8,3 triệu người, dân trí cao nên ngoài nhu cầu về chỗ học, người dân rất quan tâm tới chất lượng giáo dục. Chưa kể, những năm gần đây, nhiều gia đình có điều kiện đã từ nơi khác về Hà Nội thuê, mua nhà.

Do đó, việc bảo đảm đủ chỗ học luôn là câu chuyện căng thẳng. Chúng ta có trường công, trường tư, trung tâm GDNN - GDTX, trường nghề. Chỗ học thì có, nhưng về lý thuyết thì cần đảm bảo đủ chỗ học ở trường công nếu học sinh có nhu cầu học trung học.

Ngoài giải pháp cơi nới diện tích trường học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng có ý kiến cho rằng cần đẩy mạnh chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng khỏi nội thành.

Cùng việc xin nâng sĩ số, nâng tầng, Sở GD&ĐT Hà Nội còn kiến nghị: Bộ GD&ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hàng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.

UBND TP và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm GDNN - GDTX.

Có cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm GDNN - GDTX trong tình hình mới; đó là đầu tư, phát triển trung tâm GDNN - GDTX thành trung tâm đào tạo học tập suốt đời, chất lượng cao; cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân Thủ đô; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

28 Mar, 09:19 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá vàng trong nước không ngừng “nhảy múa” những ngày vừa qua và xếp hàng “rồng rắn” mua, bán vàng, một số quan điểm cho rằng, cần có giải pháp huy động vàng trong dân để đưa khối lượng vàng ước tính hàng trăm nghìn tấn vào phục vụ mục đích phát triển kinh tế.

Hướng tới giá trị bền vững

Hướng tới giá trị bền vững

22 Mar, 06:25 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, thông tin về việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được dư luận xã hội, Nhân dân cả nước quan tâm.

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

Một số đô thị châu Á phát triển hạ tầng bền vững

22 Mar, 06:25 AM

kinhtedothi - Trước áp lực đô thị hóa và biến đổi khí hậu, các TP tại châu Á điều chỉnh quy hoạch theo hướng linh hoạt, ưu tiên tận dụng không gian, phát triển hạ tầng bền vững và mở rộng giao thông thông minh, nhằm cân bằng tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng sống.

Người dân ủng hộ

Người dân ủng hộ

21 Mar, 09:30 AM

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, việc thực hiện quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông Hồ Gươm đều được các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhiều người dân đồng tình ủng hộ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ