Trả lời
- Khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định: "Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam”.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 24 và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì các giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng giao dịch không được chứng thực chữ ký trừ Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng thể hiện rõ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chỉ có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch.
Như vậy, việc xin chứng thực chữ ký đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài là không đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Luật sư Nguyễn Hồng Quang - Giám đốc Công ty Luật Hồng Quang, Hà Nội
Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn