Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: 

Công khai, minh bạch các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Kinhtedothi – UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo đẩy mạnh công bố, công khai, minh bạch các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, tránh các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn, bền vững của thị trường này.

Mới đây, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi UBND TP này để triển khai thực hiện nghị quyết, công văn của Chính phủ về việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, bền vững.

Theo đó, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tiếp tục tổng hợp, báo cáo UBND TP kết quả, tình hình giải quyết các vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản theo danh sách của tổ công tác chuyển đến để chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện. Chủ động rà soát, thống kê các dự án bất động sản đang triển khai mà gặp khó khăn, vướng mắc.

UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ vướng mắc pháp lý các dự án, đồng thời công khai, minh bạch các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Ảnh: Tiểu Thúy

Cụ thể, lập danh mục các dự án nhà ở, bất động sản trên địa bàn, đẩy mạnh việc rà soát, phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường do vướng mắc pháp lý để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Rà soát, tổng hợp các dự án nhà ở thương mại chưa bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo quy định; thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Theo dõi, giám sát tình hình thị trường bất động sản để kịp thời có biện pháp, giải pháp ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn, thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, gây mất cân bằng cung - cầu. 

Đẩy mạnh công bố, công khai, minh bạch các thông tin hoạt động sàn giao dịch bất động sản; nhà ở thương mại đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và dự án được phép chuyển nhượng, đảm bảo hiệu quả, kịp thời, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu lập, trình phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở tăng nguồn cung cho thị trường, đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Huy động các tổ chức, chuyên gia để định giá đất đai theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm nếu để xảy chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án. Trường hợp có vướng mắc thì báo cáo UBND TP gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

Rà soát, tổng hợp các dự án đang vướng mắc thủ tục pháp lý liên quan đến việc xác định giá đất cụ thể, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, báo cáo UBND TP để kịp thời chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung, nêu cao tinh thần trách nhiệm, không né tránh, không đùn đầy để giải quyết, tháo gỡ.

Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án có vướng mắc theo danh sách Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) chuyển đến hoặc dự án triển khai chậm để xác định rõ các nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ để tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.

Phân loại các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội trong đó chỉ rõ các điều khoản của quy định, văn bản là nguyên nhân vướng mắc gửi về Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND TP xem xét trước khi báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (Tổ Công tác của Thủ tướng). 

 

HoREA đề nghị áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất tất cả dự án

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản đề nghị áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tất cả dự án bất động sản, không chỉ giới hạn thửa đất, khu đất có giá trị dưới 200 tỷ đồng.

Theo HoREA, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP có quy định phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để định giá đất cho các thửa đất, khu đất có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất dưới 200 tỷ đồng. 

Tuy nhiên HoREA nhận thấy, quy định này so với bảng giá đất chưa sát thực tiễn, bỏ sót rất nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô lớn trên 200 tỷ đồng, thậm chí lên đến hàng ngàn tỷ đồng tại các đô thị lớn, nhất là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Do đó, Hiệp hội đề nghị áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với tất cả các thửa đất, khu đất, không phân biệt giá trị dưới hoặc trên 200 tỷ đồng so với bảng giá đất như kiến nghị của UBND TP tại công văn số 477/UBND-ĐT ngày 17/02/2022.

Trường hợp vẫn quy định áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với thửa đất, khu đất phải có giá trị “dưới 200 tỷ đồng” thì rất cần thiết phải giữ lại phương pháp thặng dư tại Điều 4 Dự thảo Nghị định 44 để xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các thửa đất, khu đất có tiềm năng phát triển, có quy mô lớn,“có giá trị tính theo giá đất trong bảng giá đất trên 200 tỷ đồng” do không được phép áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” cho các dự án này.

Mua nhà hình thành trong tương lai - Rủi ro luôn rình rập?

Mua nhà hình thành trong tương lai - Rủi ro luôn rình rập?

Bảo vệ quyền lợi khách hàng khi mua nhà ở hình thành trong tương lai

Bảo vệ quyền lợi khách hàng khi mua nhà ở hình thành trong tương lai

Mua nhà đất viết tay: Rủi ro rình rập

Mua nhà đất viết tay: Rủi ro rình rập

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

14 Jul, 08:27 AM

Kinhtedothi - Với mục tiêu thu hút vốn lớn, tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục và đồng hành cùng doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) vừa thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ các dự án trọng điểm. Mô hình “một cửa tại chỗ, chuyên trách, đồng hành” được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho Khu kinh tế động lực này bứt phá, hiện thực hóa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng và bất động sản du lịch quy mô khu vực.

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

12 Jul, 06:07 PM

Kinhtedothi - Sau quá trình sáp nhập mở rộng không gian phát triển, khu vực Đông Bắc TP Hồ Chí Minh gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh Bình Dương – đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” bất động sản hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Không chỉ nhờ vị trí chiến lược, khu vực này còn ghi điểm nhờ hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng hiệu quả và định hướng phát triển thành đô thị thông minh tích hợp đa chức năng.

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

08 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những biến động lớn về bảng giá đất tại nhiều địa phương. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường trở nên minh bạch và chuyên nghiệp, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức, đòi hỏi một lộ trình điều chỉnh hợp lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ