Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi:

Công trình hàng chục tỷ đồng gắn biển “ngưng sử dụng” sau 5 năm

Kinhtedothi - Sau 5 năm đưa vào sử dụng, Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng bị xuống cấp nghiêm trọng, buộc phải ngưng sử dụng.

Dự án Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng được đầu tư xây dựng trên diện tích 1,48ha ở xã Ba Thành (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư hơn 10,5 tỷ đồng.

Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng được xây dựng ở xã Ba Thành (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).

Dự án có nhiều hạng mục, gồm khối nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà bê tông), 3 nhà sàn truyền thống, các công trình phụ trợ như chòi lúa, chuồng trâu... được làm bằng chất liệu gỗ, tre, cỏ tranh xây dựng theo đúng kiến trúc nhà sàn truyền thống của người H're.

Dự án được bàn giao cho huyện Ba Tơ vào năm 2018. Tuy nhiên, sau vài năm sử dụng, nhiều hạng mục của khu bảo tồn đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Phần cột nhà sàn bị mục, gãy.

“Trước kia bà con tới đây sinh hoạt cộng đồng, giao lưu văn hóa, nhất là dịp lễ, Tết của đồng bào H’re, du khách đến đông vui lắm, giờ không thấy ai nữa", bà Phạm Thị Đanh (người dân thôn Làng Teng, xã Ba Thành) cho hay.

Theo ông Phạm Văn Thước - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Thành, năm 2011,  UBND huyện Ba Tơ bàn giao công trình cho xã trực tiếp quản lý, vận hành. Trước thực trạng khu bảo tồn bị xuống cấp, địa phương đã gắn biển cảnh báo tạm ngưng sử dụng, cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho bà con và khách tham quan.

Nhà sàn gắn biển "ngưng sử dụng, chờ khắc phục".

“Nhiều hạng mục của dự án xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có một số buộc phải tháo dỡ do có nguy cơ mất an toàn. Hệ thống 3 nhà sàn truyền thống bằng gỗ, mái lợp tranh đã bị mục nát, rơi xuống sàn nhà. Cả 3 ngôi nhà vừa được phủ một lớp bạt màu xanh lên phần mái nhằm giữ cho nước mưa không xâm nhập vào bên trong, phá hủy các cột gỗ của nhà sàn. Các cột, kèo, phên vách làm bằng gỗ, tre nứa cũng bị mục nát”, ông Phạm Văn Thước cho biết.

Phần mái tranh dột nát được phủ bạt.

Theo tìm hiểu, dự án Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người dân bảo tồn, duy trì các ngành nghề truyền thống, phát triển kinh tế, gắn kết du lịch, xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, do không có nhiều hoạt động nên nhân dân chỉ đến sinh hoạt đông đủ một lần vào dịp khu bảo tồn mới hình thành, sau đó thưa dần. Hiện, các nhà sàn truyền thống trong khu bảo tồn bị hư hại, mất an toàn nên người dân không đến đây nữa.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, dự án bị xuống cấp, hư hỏng đã tạo dư luận không tốt. Huyện Ba Tơ phải có trách nhiệm đối với vấn đề này.

Khu bảo tồn bị xuống cấp sau 5 năm đưa vào sử dụng.

“Thực tế sau một thời gian đưa vào sử dụng cơ sở vật chất bị xuống cấp, nguyên nhân do thời tiết miền núi khắc nghiệt, nắng nóng, mưa bão nhiều nên các hạng mục làm bằng chất liệu gỗ, tre, cỏ tranh… bị hư hại. Đặc biệt, cơn bão số 9 năm 2020 ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu bảo tồn. Ngoài ra, việc ít tu bổ, bảo dưỡng thường xuyên, không có hoạt động để duy trì cũng là nguyên nhân khiến công trình hư hại nghiêm trọng hơn”, ông Nguyễn Tiến Dũng nói.

Theo Giám đốc Sở VH-TT&DL, đơn vị sẽ làm việc với huyện Ba Tơ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất hướng xử lý, tuyệt đối không để lãng phí công trình này.

244 tàu cá Quảng Ngãi bị xóa tên

244 tàu cá Quảng Ngãi bị xóa tên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

08 Apr, 10:30 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 165/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568).

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

08 Apr, 11:01 AM

Kinhtedothi - Giai đoạn 2025-2030, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) sẽ chuyển đổi hơn 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp gồm 432ha đất trồng lúa; 3.159ha đất trồng cây hàng năm; 7.032ha đất trồng cây lâu năm; 3.037ha đất rừng sản xuất; 19ha đất rừng phòng hộ; 595ha đất nuôi trồng thủy sản.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ