Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

CPTPP có thể mở rộng thêm thành viên

Kinhtedothi - Các nhà đàm phán trưởng hiệp định CPTPP sẽ có cuộc họp tại Nhật Bản vào giữa tháng 7 về khả năng tiếp nhận các thành viên mới.
Từ 17-19/7, các nhà đàm phán trưởng của 11 nước thành viên sẽ họp tại Hakone, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản để thảo luận về tiến trình kết nạp thêm thành viên vào hiệp định. 
 Bộ trưởng kinh tế 11 nước thành viên CPTPP.
Thái Lan, Indonesia, Anh là một số nước đã bày tỏ ý định tham gia CPTPP. Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak hồi tháng 5 đã nói với Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng chính sách tài chính và kinh tế của Nhật Bản, rằng Thái Lan ông muốn gia nhập TPP-11 càng sớm càng tốt.
Sau đó, trong tháng này, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cũng cho biết, không tham gia hiệp định này có nguy cơ làm tổn hại đến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu từ nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Colombia và Vương quốc Anh cũng bày tỏ mối quan tâm đến việc tham gia CPTPP.
Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trở thành quốc gia thứ 2 hoàn tất thủ tục, sau Mexico. Như vậy, CPTPP sẽ cần 4 quốc gia nữa phê chuẩn để chính thức có hiệu lực. Theo quy định, CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi 6 quốc gia thành viên phê chuẩn hiệp định.
Trong số các thành viên hiện tại, Canada, New Zealand và Australia đã có các bước hướng đến việc phê chuẩn hiệp định. Singapore, Chile sẽ thông qua vào cuối năm nay.
Kết nạp thêm thành viên và cho thấy những lợi ích hữu hình của thương mại tự do, nhiều thành viên hy vọng, có thể thuyết phục Mỹ quay trở lại hiệp định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ