Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cử nhân đi học tiếp vì ngại tìm việc

KTĐT - Khoảng 33,7% trong tổng số 2.641 sinh viên đại học được khảo sát nói họ sẽ học cao lên, trong số đó có 8,58% muốn đi học ở nước ngoài.

KTĐT - Khoảng 33,7% trong tổng số 2.641 sinh viên đại học được khảo sát nói họ sẽ học cao lên, trong số đó có 8,58% muốn đi học ở nước ngoài.

Hơn 30% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc dự định học các chương trình sau đại học hơn là lăn lộn tìm kiếm việc làm vì họ tin rằng “săn” việc thời buổi này quá khó khăn.

Tháng 7 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ nguồn nhân lực Haidian và Trường đại học Nhân Dân thực hiện khảo sát về tình hình việc làm của cử nhân. Tổng cộng 3.275 bảng hỏi đã được gửi đến 36 trường đại học ở Bắc Kinh và 2.641 bài trả lời có hiệu quả được thu thập.

Theo Zhang Xiaochu, giám đốc Trung tâm Dịch vụ nguồn nhân lực Haidian, khoảng 33,7% trong tổng số 2.641 sinh viên đại học được khảo sát nói họ sẽ học cao lên, trong số đó có 8,58% muốn đi học ở nước ngoài.

Ông Zhang cho rằng tình hình việc làm ở Trung Quốc vẫn còn khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, cạnh tranh khốc liệt và khoảng cách giữa kỳ vọng của người sử dụng lao động so với năng lực của các cử nhân.

Sở Giáo dục Bắc Kinh cho biết năm nay có khoảng 209.000 sinh viên tốt nghiệp ở thành phố này và vẫn còn hơn 10.000 cử nhân chưa tìm được việc làm.

Những người này sẽ tiếp tục phải cạnh tranh với hơn 219.000 sinh viên sắp ra trường trong năm 2010. Thực trạng đó khiến cho thị trường việc làm vốn đã khắc nghiệt càng trở thành “chảo lửa”.

“Chúng tôi không thể tìm thấy những công việc vừa ý, vậy nên rất nhiều bạn học cùng lớp với tôi đã chọn học cao lên”, Cui Yan, một sinh viên tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế và Kinh doanh Bắc Kinh nói.

Cui Yan cũng tiết lộ đã có 10 trên tổng số 34 người ở lớp cậu đã không tìm việc làm ngay sau khi ra trường mà đang lên kế hoạch học cao hơn.

Cui đã được nhận vào làm tại một cơ quan quan hệ công chúng hồi tháng 7 nhưng cậu lại bỏ bởi cậu thấy công việc quá nặng nhọc, trong khi mức lương lại quá thấp. Cui cho biết nhiều bạn học cùng lớp cậu cũng mong mức thu nhập tương tự.

“Tôi nghĩ rằng tâm lý của chúng tôi có một vấn đề nhỏ”, Cui tâm sự.

Cui cho biết họ không thể đảm đương một công việc bận rộn và không hài lòng với mức thu nhập hiện có.

Báo cáo của Trung tâm Dịch vụ nguồn nhân lực Haidian cũng cho thấy các nhà tuyển dụng muốn những nhân viên có thể làm việc độc lập càng sớm càng tốt nhưng vấn đề lớn nhất mà sinh viên mới tốt nghiệp phải đối mặt lại là thiếu kinh nghiệm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

02 Jul, 07:21 AM

Kinhtedothi - Sau gần hai năm gián đoạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ nối lại liên lạc qua cuộc điện đàm kéo dài hai giờ, hé lộ những tính toán ngoại giao mới liên quan đến Ukraine, Iran và an ninh châu Âu.

Ukraine có cuộc tấn công "sâu nhất" vào Nga

Ukraine có cuộc tấn công "sâu nhất" vào Nga

02 Jul, 07:18 AM

Kinhtedothi - Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một nhà máy công nghiệp ở miền trung nước Nga đã khiến 3 người thiệt mạng và 35 người khác bị thương, quan chức khu vực của Nga cho biết.

"Siêu dự luật" mang dấu ấn Trump 2.0 đạt dấu mốc mới

"Siêu dự luật" mang dấu ấn Trump 2.0 đạt dấu mốc mới

02 Jul, 07:12 AM

Kinhtedothi - Bộ luật gia hạn các khoản thuế cắt giảm lên tới hàng nghìn tỷ USD từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thực hiện những cam kết mới trong chiến dịch tranh cử, bao gồm các chính sách về hạn chế nhập cư.

Ông Trump bất ngờ dọa trục xuất tỷ phú Elon Musk 

Ông Trump bất ngờ dọa trục xuất tỷ phú Elon Musk 

01 Jul, 11:26 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk bùng nổ trở lại, khi ông Trump bất ngờ đề cập đến khả năng trục xuất ông Musk, người từng là đồng minh thân cận và nhà tài trợ lớn cho chiến dịch tranh cử của ông năm 2024.

Châu Á bị rút vốn ồ ạt trong tháng 6

Châu Á bị rút vốn ồ ạt trong tháng 6

01 Jul, 04:37 PM

Kinhtedothi - Nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài đã rời khỏi các thị trường châu Á trong tháng 6, tạo áp lực kép lên tỷ giá và thị trường tài chính khu vực. Nguyên nhân chính đến từ việc đồng USD tăng giá và lãi suất thực tế tại Mỹ vẫn duy trì ở mức cao, khiến các nhà đầu tư ưu tiên tài sản đảm bảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ