Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cuộc đổ bộ của “ông lớn” vào Phú Yên: Cơ hội mới cho công nghiệp hỗ trợ?

Kinhtedothi - Trước thực trạng thiếu hụt mặt bằng và hạ tầng sản xuất chuyên sâu, loạt dự án khu công nghiệp vừa được chấp thuận tại Phú Yên mở ra triển vọng cải thiện môi trường đầu tư cho ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, dư địa phát triển vẫn phụ thuộc vào khả năng thu hút nhà đầu tư thứ cấp và sự phối hợp chính sách đồng bộ từ nhiều cấp.

Thiếu hụt hạ tầng - "nút thắt" của công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang gặp khó khi phần lớn doanh nghiệp vẫn có quy mô nhỏ, hạn chế về công nghệ, máy móc và nhân lực. Nhiều đơn vị chỉ đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng ở cấp độ thấp, thiếu điều kiện để phát triển thành nhà cung cấp chính trong các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Một nguyên nhân đáng kể đến từ việc thiếu mặt bằng và cơ sở hạ tầng đồng bộ dành riêng cho các ngành CNHT và công nghệ cao. Điều này càng trở nên cấp bách khi dòng vốn FDI và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng gia tăng áp lực cạnh tranh.

Trong bối cảnh đó, tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư cho hai dự án khu công nghiệp quy mô lớn tại Khu kinh tế Nam Phú Yên với tổng vốn đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng. Dự kiến các dự án này sẽ cung cấp quỹ đất công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật cho các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao và sản xuất liên kết.

Đó là dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN công nghệ cao Phú Yên do N&G Group làm chủ đầu tư có quy mô hơn 251 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.369 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, CNHT cho sản xuất công nghệ cao như: công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); công nghệ dược phẩm và sinh học; công nghệ môi trường và năng lượng tái tạo; công nghệ điện tử và thiết bị điện tử; công nghệ ô tô và điện tử ô tô… Dự kiến khi các dự án thứ cấp đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động.

Ngành công nghiệp hỗ trợ rất cần mặt bằng với giá ưu đãi để phát triển sản xuất. Ảnh: Khắc Kiên

Dự án thứ hai là Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Tâm - giai đoạn 1 do CTCP Phát triển hạ tầng KCN Hòa Tâm (Tập đoàn Hòa Phát) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô hơn 491 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4.188 tỷ đồng. Dự án được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng với mục tiêu sẽ phục vụ cho việc hình thành Khu liên hợp gang thép Hòa Phát có công suất 6 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 24.000 lao động và các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Đặc biệt, việc Tập đoàn Hòa Phát đang nghiên cứu để đề xuất đầu tư Cảng nước sâu Bãi Gốc, gồm: Cảng chuyên dụng cho ngành thép, các bến hàng lỏng, bến tổng hợp hàng rời, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 250.000 DWT sẽ hình thành một trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cùng với đó, đây sẽ là vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông của tỉnh Phú Yên hiện nay, tỉnh Đắk Lắk trong tương lai và các khu vực lân cận...

Phối cảnh Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN công nghệ cao Phú Yên do N&G Group làm chủ đầu tư.

Tăng tốc nhưng cần thực chất

Dù mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật là điều kiện cần để phát triển CNHT, nhưng bài toán thu hút đầu tư thứ cấp, xây dựng chuỗi cung ứng nội địa vẫn đặt ra không ít thách thức. Phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, và năng lực quản trị để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh do, các dự án khu công nghiệp mới vẫn cần thời gian hoàn thiện, triển khai đồng bộ với quy hoạch dịch vụ, đào tạo nhân lực và kết nối hạ tầng liên vùng.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên xác định, việc triển khai đồng bộ các khu công nghiệp, cùng với cảng biển chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2025–2030, nhằm đưa địa phương trở thành vùng kinh tế động lực phía Đông của khu vực.

Việc các nhà đầu tư tư nhân quy mô lớn tham gia phát triển hạ tầng công nghiệp tại Phú Yên là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, để các khu công nghiệp này thực sự trở thành điểm đến cho ngành CNHT, cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể hơn từ trung ương đến địa phương: ưu đãi thuế, quỹ đầu tư, đào tạo nhân lực và thúc đẩy liên kết DN nội – ngoại.

Quan trọng hơn, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng chất lượng quy hoạch và giảm chi phí logistics – để từ đó, CNHT không chỉ có đất để phát triển, mà có cả “nền” để cạnh tranh.

Số hóa để công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi

Số hóa để công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CMC hiến kế giúp Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

CMC hiến kế giúp Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

19 Jun, 08:05 PM

Kinhtedothi - Để thu hút được nhân lực công nghệ chất lượng cao, Hà Nội không chỉ cần có chính sách đủ hấp dẫn, mà còn phải dám thử nghiệm những mô hình hoàn toàn mới, những cách làm đột phá và mang tính thể chế. Trong đó, Hà Nội cần tiên phong triển khai mô hình hợp tác “ba nhà” ngay tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Thương hiệu Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Thương hiệu Vinamilk có gì đặc biệt?

19 Jun, 08:02 PM

Kinhtedothi - Khi sự trung thành của người tiêu dùng ngày càng trở nên “xa xỉ”, thì vị trí được chọn mua trong giỏ hàng thực sự là “chiếc cúp” quý giá nhất mà mọi thương hiệu mong muốn. 13 năm qua, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam, Vinamilk là cái tên dẫn đầu nhiều danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG. Họ đã làm điều đó như thế nào?

ABAC III sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt kết nối và thu hút đầu tư

ABAC III sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt kết nối và thu hút đầu tư

19 Jun, 04:40 PM

Kinhtedothi - Nhiều cơ hội kết nối thương mại và đầu tư bền vững, chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, tài chính xanh, an ninh y tế và vai trò trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) sẽ diễn ra tại Kỳ họp ABAC III. Đồng thời, các thành viên thảo luận, thống nhất khuyến nghị chính sách trình lên các nhà lãnh đạo APEC.

EVNNPC đảm bảo điện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025

EVNNPC đảm bảo điện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025

19 Jun, 03:54 PM

Kinhtedothi - Để đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định phục vụ tốt cho kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC)/các đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, sẵn sàng đảm bảo trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Những quy định mới đáng chú ý về hóa đơn điện tử từ 01/06/2025 - Cùng Kế toán Quốc Việt tìm hiểu

Những quy định mới đáng chú ý về hóa đơn điện tử từ 01/06/2025 - Cùng Kế toán Quốc Việt tìm hiểu

19 Jun, 03:52 PM

Kinhtedothi - Cùng Kế toán Quốc Việt tìm hiểu những thay đổi quan trọng liên quan đến hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền được triển khai theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Thông tư 32/2025/TT-BTC từ ngày 1/6/2025, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần lưu ý để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và hạn chế rủi ro về thuế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ