Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cuộc gặp gỡ ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa và giáo dục Thủ đô

Kinhtedothi- “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển” không chỉ là sự kiện khoa học mà còn là hành trình trở lại, cuộc gặp gỡ ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, giáo dục; mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Các đại biểu, chuyên gia tham gia hội thảo.

Ngày 8/11, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Diễn đàn văn hóa và giáo dục mùa Thu lần thứ nhất với chủ đề “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển”.

TS Đỗ Hồng Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phát biểu đề dẫn tại hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS Đỗ Hồng Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội bày tỏ: Hội thảo không chỉ là một sự kiện khoa học đơn thuần mà còn là một hành trình trở lại, một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, hết lòng vì giáo dục và mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. Đây cũng là sự biểu hiện cho ý thức trách nhiệm, tấm lòng, tình cảm trân quý của thế hệ hôm nay cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển.

Xây dựng Thủ đô “văn hiến, văn minh, hiện đại”

Trình bày báo cáo về chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Thủ đô Hà Nội, GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội.

Trong cuộc đời phấn đấu, hy sinh vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 17 năm gắn bó với Hà Nội; Người thân thiết gọi Hà Nội là “Thủ đô ta”, thường xuyên quan tâm chỉ đạo hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở Thủ đô; đặc biệt quan tâm đến đời sống của các tầng lớp Nhân dân Hà Nội. Người trăn trở, suy tư về phương hướng phát triển Hà Nội sao cho tương xứng với tầm vóc của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với tầm nhìn xa trông rộng, suy nghĩ, ý tưởng và những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong suốt 70 năm qua.

GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư trình bày báo cáo về chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội luôn là một trong những công việc có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Đảng và Nhà nước xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô. Đề cao vai trò tiên phong và tiềm năng phát triển của Hà Nội, Đảng, Nhà nước định hướng mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2030 sẽ trở thành Thủ đô “văn hiến, văn minh, hiện đại”; đóng vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Để đạt được những mục tiêu cao cả đầy khát vọng đó, Đảng, Nhà nước xác định những phương hướng lớn mà Thủ đô phải phấn đấu thực hiện thắng lợi, đó là: phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; chú trọng tăng cường quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

“Từ những phương hướng lớn, Đảng, Nhà nước đã gợi mở định hướng phát triển trên các lĩnh vực quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm, nhóm giải pháp chủ yếu, tạo điều kiện để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội có cơ sở vững chắc vận dụng, phát triển sáng tạo, phấn đấu xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa ngày càng văn minh, hiện đại”, GS Phùng Hữu Phú bày tỏ.

Thủ đô Hà Nội: hành trình lịch sử, văn hóa và giáo dục

Nhận định tổng quan về hành trình lịch sử - văn hóa Thủ đô Hà Nội, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Hà Nội là căn cốt của lịch sử đất nước, trung tâm và đỉnh cao của các kỷ nguyên văn minh lớn Việt Nam; là vùng di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) vô cùng phong phú và độc đáo.

Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.435 di tích di tích đã được xếp hạng các cấp; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có một khối lượng tư liệu chữ Hán và chữ Nôm hết sức đồ sộ, kết tinh của nền văn hóa bác học và dân gian lớn nhất và lâu đời nhất của cả nước,... Cùng với đó, người Hà Nội là kết tinh văn hóa dân tộc và phẩm chất riêng có của người Kinh Kỳ. 

Đại biểu tham dự hội thảo.

Dưới góc nhìn về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đánh giá, Hà Nội đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách, giải pháp nhằm chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên tiềm năng thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua phát triển công nghiệp văn hóa. Những thay đổi này đã tạo nên sự tích hợp giữa sáng tạo và biểu đạt đa dạng về văn hóa nghệ thuật trong nguồn tài nguyên tiềm năng rất dồi dào của Hà Nội.

Những chuyển biến tích cực của một số ngành, đặc biệt là thiết kế, du lịch văn hóa, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn,... trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường văn hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo hướng bền vững hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, dù có nhiều nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng con đường vươn tầm thương hiệu công nghiệp văn hóa, định vị sức mạnh mềm văn hóa Hà Nội ở các sản phẩm - dịch vụ công nghiệp văn hóa trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới, hay thương hiệu Hà Nội thành phố thiết sáng tạo trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO còn rất khó khăn. Đây là thách thức lớn đòi hỏi thành phố cần sớm triển khai những giải pháp, chính sách có tính thực tế và đột phá hơn nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đã được đề ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội thảo thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý.

Trong công tác giáo dục, 70 năm qua, Hà Nội đã có sự bứt phá ngoạn mục khi quy mô ngày càng phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao thuộc tốp đầu cả nước. Từ góc độ đào tạo giáo viên, GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng giáo dục Hà Nội vẫn còn những tồn tại, trong đó có vấn đề quy hoạch mạng lưới trường học.

Với quá trình chuyển đổi số giáo dục, theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh, nên giữ ở mức tối thiểu thời gian dạy trực tuyến, nhất là với học sinh mầm non, phổ thông; ngược lại, quy trình quản lý thì cần số hoá ở mức tối đa. Thêm nữa, Hà Nội cần có chính sách miễn toàn bộ chi phí học tập, ít nhất đến cấp THCS để dẫn dắt các địa phương trên cả nước và đẩy mạnh trong công tác hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục của Hà Nội cũng là vấn đề quan tâm của GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô

Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã chia sẻ về chặng đường 65 năm ra đời, phát triển của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Trường được nâng cấp từ cái nôi đào tạo đội ngũ giáo viên của Hà Nội với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

GS Phùng Hữu Phú cho rằng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trường đại học duy nhất mang tên Thủ đô. Hiện tại, với bề dày truyền thống 65 năm và 10 năm lên đại học, Trường phải biết phát huy lợi thế vốn có, phát huy truyền thống hiếu học của người Thăng Long, dựa vào vị thế Thủ đô - nơi tập trung đông nhất các nhà khoa học của cả nước, nơi có lợi thế nhất về giáo dục của cả nước để thu hút nhân tài, xây dựng nhà trường phải là điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô, của cả nước và hướng đến của khu vực và thế giới.

Trường phải phấn đấu là một trong những trung tâm đào tạo bậc đại học và sau đại học mang tính đa ngành theo định hướng ứng dụng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao; là cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội và cả nước, nơi hội tụ và lan tỏa văn hóa Việt Nam, văn hóa Hà Nội cho bạn bè quốc tế.

“Mới đây, trường đã tập trung cao độ trong việc bồi dưỡng gần 6.000 giáo viên Thủ đô những kiến thức về Hà Nội học, qua đó lan truyền cảm hứng và tình yêu Hà Nội đến giáo viên, học sinh ở các cấp học. Trường Đại học Thủ đô phải hiểu Hà Nội đang cần gì, bước phát triển sắp tới sẽ cần gì, từ đó định hướng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Là trường đi sau; Trường Đại học Thủ đô cần tranh thủ chuyên gia từ các trung tâm, các đại học đầu ngành; phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo để thực sự là địa chỉ có uy tín, hấp dẫn các nhà khoa học cũng như sinh viên...”, GS Phùng Hữu Phú nhắn gửi.

 

Luật Thủ đô 2024 tạo cơ sở để đa dạng hóa loại hình giáo dục

Luật Thủ đô 2024 tạo cơ sở để đa dạng hóa loại hình giáo dục

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ