Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đào tạo ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khoảng chục năm gần đây, số trường được thành lập năm sau nhiều hơn năm trước đủ các cấp học, ngành học, đặc biệt các trường hệ trung cấp, cao đẳng, đại học.

Nhiều trường đồng nghĩa với việc học sinh, sinh viên có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm cho mình một ngành nghề phụ hợp với khả năng và trình độ của bản thân. Song việc đó chỉ mang tính đại trà, việc quan trọng nhất hiện nay là chương  trình đào tạo ở các trường hiện nay còn nhiều bất cập nhưng chưa được cải cách sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Sinh viên sau khi ra trường khó xin việc làm, hoặc phải chấp nhận làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo hoặc may mắn xin được việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo thì các đơn vị tuyển dụng đại đa phần đều phải đào tạo lại cho phù hợp công việc thực tế .

Một yêu cầu đặt ra là nội dung đào tạo sao cho bắt kịp với thực tế công việc, làm sao để cho sinh viên sau khi ra trường sớm tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đào tạo và có thể bắt tay ngay vào công việc mà không cần phải qua đào tạo của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề đã được đào tạo khi còn ở trên ghế nhà trường. Đây là một yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay. Đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền có những định hướng cụ thể trong thời gian tới. Để đảm bảo chất lượng lao động sau khi đào tạo.

Chương trình đào tạo cần được bám sát với thực tiễn hơn. Các ban, ngành có liên quan cần có một chiến lược cụ thể để điều chỉnh chương trình học ở các trường đào tạo nghề và đại học làm sao cho sinh viên ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc mà không cần các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Quy hoạch lại số lượng và chất lượng lao động sau đào tạo làm sao cho phù hợp với thị trường lao động, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và xã hội.

Vấn đề điều chỉnh chương trình học sao cho phù hợp với thực tế  cần có sự chung tay của các nhà tuyển dụng và ngành giáo dục. Nhà tuyển dụng đặt ra yêu cầu cần có của một sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường  làm việc đúng chuyên ngành đào tạo thì cần phải làm được những việc gì, chất lượng công việc đạt được ở mức nào? 

Ngành giáo dục nghiên căn cứ vào đó để nghiên cứu sửa đổi chương trình đào tạo sao cho việc đào tạo đạt kết quả cao hơn, phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Trong khi đó, các nhà hạch định chính sách cũng cần phải đưa ra chiến lược tầm vĩ mô về các ngành nghề đòi hỏi số lượng lao động là bao nhiêu, để từ đó có chiến lược đào tạo cho thích hợp tránh tình trạng như hiện nay “mạnh ai người ấy đào tạo”, đào tạo ra không đáp ứng được công việc hoặc phải làm việc trái ngành trái nghề được đào tạo gây lãng phí nguồn lao động và thiệt hại kinh tế của gia đình và xã hội.

Giả sử, mỗi năm có bảy trăm nghìn sinh viên ra trường để gia nhập vào thị trường lao động. Trong số đó có khoảng 70% đi làm còn lại là thất nghiệp =700.000*70%=490.000 sinh viên ra trường tìm được việc làm.  Chỉ có 20% đi làm đúng chuyên ngành = 490.000*20%=98.000 sinh viên.

Số lao động doanh nghiệp phải đào tạo lại, mỗi khoá đào tạo ước tính 3 triệu đồng. Vậy chỉ riêng số lao động đi làm đúng ngành phải đào tạo lại ước khoảng 60% = 98.000*60%*3.000.000 = 58.800*3.000.000= 176,4 tỷ đồng.

Số lao động đi làm trái ngành nghề đào tạo phải đào tạo lại = 392.000 *3.000.000 = 1.176 tỷ đồng.

Số lao động thất nghiệp ước tính toàn bộ chi phí từ khi học đến khi ra trường chi phí hết khoảng 80.000.000 đồng. Vậy =210.000 *80.000.000= 16.800 tỷ đồng

Nếu giải pháp của tôi được thực hiện thì tiết kiệm được số tiền là: = 176,4 tỷ +1.176 tỷ + 16.800 tỷ = 18.524 tỷ đồng.