Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dấu ấn chuyển đổi số trong ngành giao thông

Kinhtedothi - Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến 2030 được Bộ GTVT phê duyệt có 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Trong đó, Bộ GTVT sẽ tập trung vào Chính phủ số, kinh tế số và hướng tới số hóa từ bảo trì đến duy tu, đăng kiểm, đào tạo sát hạch, thu phí không dừng.

Tiện ích vượt trội

Điểm nhấn đầu tiên trong chuyển đổi số của ngành GTVT là cải cách hành chính. Nhiều đơn vị trực thuộc Bộ GTVT như Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam... đều đã thay thế toàn bộ hồ sơ giấy bằng dịch vụ hoàn toàn trực tuyến, mang lại sự tiện lợi cũng như tiết kiệm rất nhiều chi phí cho DN.

Đặc biệt, Cục Đường bộ Việt Nam còn xây dựng quy trình quản lý tuyến cố định, biển hiệu, phù hiệu cho xe kinh doanh vận tải bằng ứng dụng công nghệ toàn diện, giám sát hành trình phương tiện xe ô tô vận tải để phát hiện vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ tự động, minh bạch, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận tải và ATGT.

Trong những điểm nhấn của chuyển đổi số mà Cục Đường bộ Việt Nam làm được trong năm 2022 không thể không kể đến thu phí không dừng và “luồng xanh vận tải”. Nếu như sự ra đời của “luồng xanh vận tải” đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát dữ dội nhất đã trở thành cứu cánh cho cả ngành vận tải, giúp hàng hóa được lưu thông thuận lợi trên cả nước thì thu phí không dừng cũng đang dần cho thấy những tiện ích vượt trội của mình sau khi toàn bộ các trạm BOT trên cả nước đều đã lắp đặt và áp dụng công nghệ hiện đại này.

Đăng kiểm cũng là lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số thành công và sớm. Hiện nay, toàn bộ hồ sơ cho các thủ tục hành chính liên quan tới lĩnh vực đăng kiểm được quản lý bằng phần mềm dưới hai hình thức: Dịch vụ công trực tuyến hoặc Một cửa điện tử. Điển hình là công tác kiểm tra chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ nhập khẩu thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên Cổng một cửa ASEAN và cấp chứng chỉ điện tử. Đặc biệt, nhiều công đoạn kiểm tra phương tiện cơ giới đường bộ được tự động hóa, kết nối máy tính, tự động đánh giá kết quả kiểm tra.

Vẫn còn chặng đường dài

Đánh giá về hiệu quả chuyển đổi số trong ngành GTVT, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ GTVT Lê Thanh Tùng cho biết, trong nhiều năm qua, Bộ GTVT đã đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đạt được một số kết quả rất khả quan. Bước đầu hiện đại hóa theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện trong mọi hoạt động của Bộ GTVT, các đơn vị trực thuộc, các Sở GTVT trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tùng cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số là quá trình, thay đổi nhận thức và phương thức quản lý từ truyền thống sang ứng dụng toàn diện công nghệ số. Do đó, việc chuyển đổi số phải tiến hành từ nhận thức đến hành động, thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các hoạt động về xây dựng chính sách, quản lý nghiệp vụ, vận hành. Đồng thời phải được triển khai đồng bộ ở quy mô toàn xã hội, từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các DN cung cấp dịch vụ vận tải và logistics và cả người dân trong quá trình sử dụng dịch vụ vận tải.

Đứng trên góc nhìn chuyên gia, ông Phạm Văn Thiện - chuyên gia công nghệ giao thông cho rằng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong ngành GTVT, không chỉ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ngành GTVT mà đối với cả các DN hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo chuyên gia này, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại. Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, chúng ta đã nhận ra được hạn chế việc quản lý, tổ chức bán vé hiện nay. Chính cách bán vé chủ yếu bằng công cụ giấy truyền thống như lệnh vận chuyển giấy, vé giấy gây tốn kém về thời gian, chi phí, nhân lực, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

"Tất cả những hạn chế này sẽ được khắc phục bằng chuyển đổi số. Các DN vận tải cần trang bị cho mình nền tảng công nghệ để tham gia vào chuyển đổi số, tiết kiệm chi phí quản trị, quản lý được doanh thu từ vé của hành khách, doanh thu từ hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút thêm nguồn khách hàng” – ông Phạm Văn Thiện khẳng định.

Toàn cảnh tai nạn giao thông năm 2022 tại Việt Nam

Toàn cảnh tai nạn giao thông năm 2022 tại Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ tạm dừng vận hành phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu

Phú Thọ tạm dừng vận hành phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu

02 Jul, 09:45 AM

Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, mực nước sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) đã dâng cao và chảy xiết, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện lưu thông. Trước tình hình đó, Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) đã quyết định tạm dừng vận hành phà quân sự phục vụ người dân qua sông.

Đắk Lắk: lật xe đầu kéo trên Quốc lộ 1 khiến 3 người thương vong

Đắk Lắk: lật xe đầu kéo trên Quốc lộ 1 khiến 3 người thương vong

01 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi - Chiều 1/7, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên Quốc lộ 1, đoạn qua phường Đông Hòa, tỉnh Đắk Lắk. Một xe đầu kéo chở gỗ keo bất ngờ lật, khiến một bé trai 15 tuổi tử vong tại chỗ, hai người khác bị thương và ba phương tiện hư hỏng nặng.

Hợp tác thương mại hóa Camera giao thông AI kết nối 5G

Hợp tác thương mại hóa Camera giao thông AI kết nối 5G

01 Jul, 07:49 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Công ty Cổ phần Biển Bạc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm phát triển Camera giao thông AI. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hợp tác giữa hai doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ