Dấu hiện cảnh báo thận của bạn không được khỏe
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc khó tập trung
Mệt mỏi, khó tập trung là một trong các dấu hiệu thận có vấn đề xấu. Nguồn ảnh: Internet
Mệt mỏi, khó tập trung là một trong các dấu hiệu thận có vấn đề xấu. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến sự tích tụ độc tố cũng như tạp chất trong máu. Điều này khiến lượng oxy và dưỡng chất trong hồng cầu giảm theo, kéo theo hệ quả là những tế bào khác không được cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động.
Do đó, người bị bệnh thận thường kèm theo thiếu máu, khiến cơ thể trở nên suy nhược hơn bao giờ hết.
Khó ngủ
Khi hoạt động lọc – thải của thận không như bình thường, các độc tố sẽ tích tụ trong máu thay vì được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng béo phì có thể có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh thận mạn tính. Mặt khác, họ cũng cho biết chứng ngưng thở khi ngủ thường có xu hướng phát sinh ở những người gặp vấn đề với thận.
Các vấn đề về da
Thận của bạn đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Nếu bạn đang đối mặt với các vấn đề về da, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh về xương và khoáng chất, cũng có liên quan đến các bệnh thận cấp tính. Điều này xảy ra khi thận không thể cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
Mắt bị sưng
Các bệnh về thận có thể gây sưng quanh hốc mắt. Hiện tượng này có thể là do sự rò rỉ một lượng lớn protein trong nước tiểu từ thận thay vì giữ nó trong cơ thể. Tình trạng này có thể phát triển ở một hoặc cả hai mắt.
Chuột rút
Chuột rút là tình trạng phổ biến ở những người bị bệnh thận, do sự mất cân bằng của chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Chuột rút cũng do tổn thương dây thần kinh và các vấn đề về lưu lượng máu. Điều này có thể do chức năng thận bị suy giảm. Mức canxi và phốt pho thấp trong cơ thể cũng dẫn đến chuột rút.
Sưng tấy
Bạn có nhận thấy sưng ở bàn chân và mắt cá chân của mình không? Nếu có, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi thận không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, nó sẽ dẫn đến sưng phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân và thậm chí cả bàn tay trong một số trường hợp. Bạn nên giảm lượng muối và chất lỏng hàng ngày, bao gồm chất lỏng trong thực phẩm như xúp và sữa chua, để giúp giảm sưng.
Đi tiểu thường xuyên
Một dấu hiệu bệnh thận phổ biến khác là nhu cầu đi tiểu bỗng dưng tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân là do “bộ lọc” của thận đã chịu thương tổn nên kích thích nhu cầu đi vệ sinh của bạn.
Đôi khi điều này cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt phì đại ở nam giới.
Máu lẫn trong nước tiểu
Lẫn máu trong nước tiểu cũng là một trong những dấu hiệu thận có vấn đề. Thông thường, thận sẽ giữ lại tế bào hồng cầu trong cơ thể khi lọc độc tố và chất thải từ máu ra để tạo thành nước tiểu. Tuy nhiên, khi các vấn đề sức khỏe về thận phát sinh, hồng cầu có nguy cơ lẫn vào trong nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể.
Nước tiểu nổi nhiều bọt
Tình trạng nước tiểu nổi quá nhiều bọt bong bóng có thể cảnh báo nước tiểu có chứa protein. Theo các chuyên gia giải thích, hiện tượng trên tương tự như khi bạn thấy bọt xuất hiện lúc đánh trứng. Thông thường trong nước tiểu không có protein nhưng khi có hiện tượng này tức là khả năng cao thận của bạn đang gặp vấn đề
Mất khẩu vị, chán ăn
Chức năng thận suy giảm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất khẩu vị và chán ăn. Nguồn ảnh: Internet
Trong một số trường hợp, bác sĩ cho rằng sự tích tụ độc tố do chức năng thận suy giảm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất khẩu vị và chán ăn.
Nên làm gì khi thận không khỏe?
Nếu cơ thể bạn chỉ xuất hiện 1 trong các dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe kể trên, đó có thể không phải là dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn xuất hiện nhiều hơn 3 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe kể trên, nguy cơ gặp vấn đề về thận của bạn là rất cao. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Và dưới đây là một điều bạn nên làm để giữ cho thận khỏe mạnh:
Hạn chế tiêu thụ muối và đường: Tăng tiêu thụ muối và đường có thể gây áp lực lên thận, gây ra các vấn đề về thận. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ muối và đường trong khẩu phần ăn của mình.
Tăng cường lượng nước uống: Uống đủ nước giúp thận lọc chất thải và duy trì chức năng của chúng. Nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm rau củ, trái cây và các nguồn đạm tốt như thịt, cá và đậu.
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì sức khỏe thận. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm kiếm các hoạt động thích hợp với sức khỏe của mình.
Tránh hút thuốc và sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc và sử dụng các chất kích thích có thể làm giảm chức năng thận và gây hại cho sức khỏe tổng thể.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề về thận hoặc sức khỏe nào khác. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào về thận không khỏe, hãy điều trị ngay lập tức.
Tránh tiếp xúc với các chất độc hại: Tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất làm vệ sinh, chất độc trong môi trường làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.
Kiểm soát các bệnh lý khác: Kiểm soát các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch, bệnh lý về đường tiêu hóa để giảm nguy cơ bị tổn thương thận.
Ngoài ra, nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh thận, hãy tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.