Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đấu thầu kinh tế, quyết định chính trị

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo công bố của chính phủ Australia, Tập đoàn DCNS của Pháp đã đánh bại 2 hãng ThyssenKrupp AG của Đức và liên doanh giữa Mitsubishi Heavy Industries với Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản để giành về hợp đồng chế tạo cho Australia 12 chiếc tàu ngầm hiện đại với tổng giá trị 40 tỷ USD.

Đây là hợp đồng quân sự lớn nhất từ trước đến nay mà chính phủ Australia cho tổ chức đấu thầu quốc tế và cũng là hợp đồng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay mà 3 hãng trên của 3 nước từng tham gia đấu thầu ở nước ngoài.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đấu thầu quốc tế thực hiện các hợp đồng với giá trị dù lớn hay nhỏ đều không còn là chuyện kinh tế thuần túy mà luôn bị chi phối bởi chính trị. Trong chuyện này ở Australia cũng thế. Trong suốt quá trình đấu thầu vừa qua, 2 hãng của Nhật Bản luôn được coi là chắc thắng vì có nhiều lợi thế. Mối quan hệ hợp tác về quân sự, quốc phòng và an ninh giữa Nhật Bản và Australia hiện đang rất tốt đẹp, hiệu quả và tin cậy, hơn hẳn quan hệ giữa Australia với Đức và Pháp trên cùng các lĩnh vực ấy. Hai hãng của Nhật Bản bị thua trong cuộc đấu thầu này chủ yếu bởi nhân tố Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác rất quan trọng của Australia và hiện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản. Chính phủ Australia dẫu lo ngại đến mấy về mối đe doạ an ninh từ phía Trung Quốc và dẫu tin cậy Nhật Bản đến mấy thì cũng vẫn phải chủ ý cân bằng quan hệ như có thể được giữa 2 đối tác này.

Hãng ThyssenKrupp AG của Đức bị loại vì mời chào sản phẩm không hoàn toàn mới mà chỉ nâng cấp sản phẩm cũ để đáp ứng yêu cầu của Australia. Điều mà chính phủ Australia không thích nhất ở sản phẩm của Đức là nó chưa được trải nghiệm nhiều trong thực tiễn xung đột ở các nơi trên thế giới như sản phẩm của Pháp. Tập đoàn DCNS lại còn thuộc sở hữu của chính phủ Pháp. Hãng này thắng thầu vì tốt nhất về chính trị trong khi không đến nỗi xấu nhất về sản phẩm đối với Australia.