Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đề án Quản lý phương tiện giao thông: Để dân hiểu, dân cùng làm

Đặng Sơn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - HĐND, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017- 2020 tầm nhìn 2030”.

 Với hàng loạt biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ, Đề án được kỳ vọng sẽ hạn chế UTGT và bảo vệ môi trường TP một cách hiệu quả, bền vững.

Lập trình lại mạng lưới lưu thông

Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, đến tháng 9 vừa qua, Thủ đô đã có khoảng 6,2 triệu phương tiện được đăng ký hoạt động, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh thường xuyên lưu thông trên địa bàn TP. Xe ô tô cá nhân và xe máy tại Hà Nội đang chiếm 85,8% diện tích lưu thông mặt đường; chiếm khoảng 70% trong 6 nguồn gây ô nhiễm chính. Đặc biệt, ô tô cá nhân chỉ chiếm 14,38% lượng phương tiện nhưng chiếm dụng tới 42,18% diện tích mặt đường. Mặt khác, chính thói quen sử dụng phương tiện cá nhân cũng đang khiến cho hiệu quả của mạng lưới vận tải công cộng bị hạn chế đáng kể. Theo khảo sát của Viện Chiến lược, có tới 80,19% người dân hiếm khi hoặc chưa bao giờ sử dụng xe buýt.
Đề án Quản lý phương tiện giao thông: Để dân hiểu, dân cùng làm - Ảnh 1
 Ảnh minh họa. Nguồn: Dantri
Hệ lụy tất yếu của tình trạng này là UTGT diễn ra trên nhiều tuyến đường cảu Thủ đô, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng. Trong bối cảnh đó,
Hà Nội có đặc thù riêng, có những khó khăn, đòi hỏi riêng trong lĩnh vực giao thông. Vậy nên cần phải có một bộ cơ chế, chính sách quản lý phương tiện giao thông riêng, được xây dựng để đáp ứng thực tế đó. 

Chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng
việc tăng cường quản lý phương tiện giao thông được cho là biện pháp tối ưu để Hà Nội có thể đẩy lui UTGT và giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách bền vững. Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”, đúng như tên gọi, nhắm đến mục tiêu chính là quản lý một cách có hiệu quả các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe cơ giới trên địa bàn TP. Hiểu một cách đơn giản thì Đề án sẽ là công thức để cơ quan chức năng điều hành toàn bộ mạng lưới phương tiện một cách có trật tự hơn, nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường mà vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.

TS Đặng Minh Tân (Đại học GTVT) đánh giá, Hà Nội hiện đang chịu áp lực giao thông rất nặng nề do hạ tầng chậm phát triển, không theo kịp tốc độ gia tăng dân số và phương tiện cá nhân. Thực tế đặt ra đòi hỏi phải có biện pháp cấp thời, hữu hiệu giúp vận hành mạng lưới phương tiện một cách có trật tự, khai thác tối đa cơ sở hạ tầng hiện có để giảm UTGT và bảo vệ môi trường. “Đề án chính là lời giải cho bài toán hóc búa đó. Thử tượng tượng cả hệ thống giao thông của Hà Nội hiện nay là một bộ máy tính, còn Đề án chính là hệ điều hành, giúp bộ máy vận hành trơn tru, hiệu quả” - TS Tân nhìn nhận.

Người dân phải hiểu rõ chính sách

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, nội dung cơ bản của Đề án là phân loại phương tiện giao thông thành 2 nhóm chính gồm: Phương tiện giao thông cá nhân và Phương tiện kinh doanh vận tải; từ đó đưa ra 6 biện pháp chủ yếu để quản lý. 6 biện pháp cụ thể được đưa ra là: Quản lý về số lượng; Quản lý về chất lượng; Quản lý về phạm vi hoạt động của các phương tiện; Phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT.
UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 212/KH - UBND nhằm thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ - HĐND của HĐND TP Hà Nội về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn đến 2030”. Trong Kế hoạch số 212 đã xác định 7 Đề án nhỏ, trọng tâm cần được xây dựng và triển khai thực hiện ngay. Đó là: Đề án mở rộng, nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch, quản lý xe taxi và các loại hình tương tự; Giao thông thông minh; Điều chỉnh giờ học, giờ làm trên địa bàn toàn TP; Phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành phươn tiện cơ giới đường bộ; Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP.

Ngoài ra một số nhiệm vụ quan trọng khác cũng được UBND TP đôn đốc cơ quan chức năng thực hiện ngay như: Rà soát, thống kê lượng xe máy cũ, không đảm bảo an toàn kỹ thuật để đề xuất hướng xử lý; Hỗ trợ chuyển đổi việc làm đối với thương binh có xe 3 bánh kinh doanh dịch vụ; Hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng vận tải công cộng, đặc biệt là công chức, viên chức, người lao động,…Để có tiền đề cho việc hạn chế hoạt động của xe cá nhân, Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt từ 30- 35% tổng nhu cầu đi lại; năm 2030 từ 50- 55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.