Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Để giải quyết vấn đề Triều Tiên, ông Trump cần học cách im lặng

Lan Hương (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các chuyên gia cho rằng, những phát ngôn bất cẩn của ông Trump đã bắt đầu cuộc xung đột một cách vô trách nhiệm.

Nghị quyết trừng phạt được sự ủng hộ của cả Bắc Kinh và Moscow - 2 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (LHQ) vốn thường phản đối Washington - có thể gửi thông điệp đến Bình Nhưỡng rằng, quốc gia bị cô lập này cần trở lại cộng đồng quốc tế.
Ông Trump đe dọa, Triều Tiên sẽ phải chịu cơn ''thịnh nộ''.
Nếu như việc Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí ủng hộ lệnh trừng phạt mạnh hơn với Triều Tiên được xem là một chiến thắng ngoại giao thì Tổng thống Mỹ Donald Trump, với các phát ngôn bất cẩn của mình, lại khiến thắng lợi này mất đi giá trị.
Lời đe dọa của Tổng thống về việc Triều Tiên sẽ phải chịu cơn “thịnh nộ” không thay đổi thực tế rằng, lựa chọn quân sự trong cuộc khủng hoảng này là vô cùng khủng khiếp. Bất kỳ cuộc tấn công nào cũng có nguy cơ bị trả đũa, Hàn Quốc và có thể là Nhật Bản sẽ phải hứng chịu số thương vong lớn.
Các chuyên gia cho rằng, thay vì chơi trò “ăn miếng trả miếng” trong phát ngôn liều lĩnh với Triều Tiên, ông Trump nên lặng lẽ gia tăng áp lực. Thay vào đó, cần có những nỗ lực trực tiếp, phối hợp và cởi mở để thuyết phục Bình Nhưỡng.
Washington nên sử dụng mọi đòn bẩy ngoại giao - công khai và bí mật - để ngăn chặn tiến trình tiến tới một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có gắn đầu đạn hạt nhân và hạn chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Mỹ nên đưa ra các cuộc đàm phán dựa trên cơ sở đó. Tuy nhiên, việc phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên là mục tiêu dài hạn. Khả năng loại bỏ ngay lập tức chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất mỏng manh.
Do đó, chính quyền của Tổng thống Trump cần một chiến lược dài hạn được bắt đầu bằng việc xây dựng lòng tin.
Một số người đa nghi sẽ cho rằng, với Triều Tiên, không thể đảm bảo lệnh trừng phạt và đàm phán sẽ mang lại kết quả, nhưng lựa chọn quân sự chỉ có thể tồi tệ hơn.
Những lời “dọa dẫm” bất cẩn của ông Trump đã làm giảm uy tín của Mỹ trong khi làm yếu đi khả năng đối thoại. Trump có thể hy vọng đạt được tiến bộ thực sự về vấn đề Triều Tiên, nhưng chỉ khi nào ông biết rằng, đôi khi tốt nhất phải im lặng.