Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

Kinhtedothi - Tại cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghe báo cáo và cho ý kiến về Chuyên đề đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN) đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất đưa đất nước phát triển.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra thực trạng đáng lo ngại là phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở nước ta từ trước tới nay chủ yếu ứng dụng vào việc quản trị xã hội, chưa quan tâm đúng mức tới việc đưa vào sản xuất để tăng năng suất lao động. Trong khi, trên thế giới, ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong ngành sản xuất đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Việc ứng dụng và kết hợp các công nghệ tiên tiến mang lại lợi ích rõ rệt cho DN trên nhiều phương diện, thay đổi về tư duy nhân sự, lao động và giảm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực. Đây là yếu tố quan trọng và cấp thiết để DN có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Quả thực, vấn đề mà Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra cũng chính là tồn tại của thị trường KHCN lâu nay. Dù nguồn cung phong phú và đa dạng, nhưng lượng hàng hóa KHCN được thương mại hóa, ứng dụng vào thực tế thấp. Dù Việt Nam đã nỗ lực xây dựng khung pháp lý khuyến khích đổi mới sáng tạo, hỗ trợ DN đầu tư phát triển KHCN, nhưng các DN vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hiện các dự án, đề tài.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do phần lớn kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ của các viện nghiên cứu, trường đại học chưa thực sự trở thành hàng hóa KHCN có thể lưu thông trên thị trường, còn khó khăn trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu được hình thành từ ngân sách Nhà nước. Hệ thống chính sách, pháp luật về chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ cũng chưa đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho thương mại hóa, đẩy mạnh cung - cầu công nghệ.

Một vấn đề nữa là hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn hạn chế. Trong khi khu vực kinh tế tư nhân phần lớn là DN nhỏ và vừa, hạn chế về tiếp cận và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thiếu lao động có kỹ năng.

Để KHCN thực sự phát huy sứ mệnh đưa đất nước phát triển, nhiệm vụ quan trọng cần làm ngay là thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất. Muốn làm được điều này, cần có sự đồng bộ của các chủ thể và thành tố tham gia như giữa cung và cầu, sự đồng bộ về năng lực của tổ chức trung gian, hạ tầng kỹ thuật, các nền tảng dùng chung. Trên hết, cần có sự đồng bộ về thể chế, chính sách. Nghĩa là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, chính sách phát triển thị trường KHCN. Đồng thời, ban hành các chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh; xây dựng phương án thúc đẩy DN thành lập và sử dụng quỹ phát triển KHCN trong hoạt động tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của mình.

Có như vậy, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mới đạt được hai mục tiêu cao nhất là quản trị xã hội và tăng năng suất lao động theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

03 Apr, 11:20 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 DN trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 DN mỗi năm. Hà Nội cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhiều giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Thuận tiện và tiết kiệm

Thuận tiện và tiết kiệm

02 Apr, 05:49 AM

Kinhtedothi - Những băn khoăn của người dân về việc “liệu có phải đổi lại các loại giấy tờ khi tên các đơn vị hành chính thay đổi hay không” dường như đã được gỡ bỏ. Bộ Nội vụ mới đây đã có đề xuất, các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn, nếu chuyển đổi thì không mất phí.

Sự sàng lọc cần thiết

Sự sàng lọc cần thiết

01 Apr, 03:24 PM

Kinhtedothi - Trong Dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch cán bộ, công chức để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống.

Lấy đầu tư công làm động lực

Lấy đầu tư công làm động lực

31 Mar, 05:15 AM

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, trong đó, dịch vụ tăng 8,6% trở lên; công nghiệp tăng 7% trở lên...

Nghị quyết quan trọng trong phát triển đô thị

Nghị quyết quan trọng trong phát triển đô thị

28 Mar, 05:42 AM

Kinhtedothi - Nghị quyết số 11-NQ/ĐU của Đảng ủy UBND TP Hà Nội vừa ban hành, được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý đất đai, đầu tư công, quản lý đô thị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ