Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để không còn nỗi lo thịt nhập khẩu

Kinhtedothi - Việc chi hàng tỷ USD để nhập khẩu thịt không cẩn thận có thể sẽ biến Việt Nam thành quốc gia nhập siêu sản phẩm chăn nuôi và không kiểm soát được thịt nhập lậu.

Hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đe dọa ngành chăn nuôi trong nước, đòi hỏi các cơ quan quản lý có giải pháp kiểm soát hiệu quả.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam chi 1,2 tỷ USD để nhập khẩu thịt, phụ phẩm động vật, chủ yếu từ Ấn Độ, Mỹ, Nga, Đức, Hàn Quốc. Không chỉ ở các TP lớn, thịt nhập khẩu được phân phối khắp cả nước với giá phổ biến 50.000 - 55.000 đồng/kg, các loại phụ phẩm từ lợn, bò và gà chỉ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Thực tế này là thách thức không dễ hóa giải đối với ngành chăn nuôi.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc nhập khẩu lượng lớn sản phẩm chăn nuôi thải loại từ nước ngoài để làm thực phẩm không chỉ tác động đến chăn nuôi trong nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, việc kiểm soát chặt hàng nhập khẩu là cần thiết để bảo vệ ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.

Thực tế này càng đáng lo ngại khi chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 16/5 - 25/9, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều lô thịt nhập khẩu không đạt chất lượng; trong đó có 55 lô hàng dương tính với Salmonella trong tổng số 6.679 lô được xét nghiệm.

Cũng phải nói rằng, giá thành chăn nuôi của Việt Nam vẫn cao do phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đó chính là lý do thịt nhập khẩu không ít thời điểm lấn át thịt nội địa, ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi trong nước. Như vậy, vô hình trung, Việt Nam từ nước có ưu thế về chăn nuôi sẽ khó đứng vững trong ngành nghề vốn là lợi thế.

Còn nhớ đầu năm, 4 hiệp hội (Chăn nuôi, Thức ăn chăn nuôi, Chăn nuôi gia súc lớn và Chăn nuôi gia cầm) đã có văn bản cầu cứu Thủ tướng về tình trạng khó khăn trước sản phẩm nhập khẩu gia tăng. Sản phẩm chăn nuôi ngoại lấn sân khiến sản phẩm chăn nuôi nội địa chịu áp lực cạnh tranh không công bằng; trong khi hàng nhập chính ngạch không được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, các hiệp hội đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm có các hàng rào kỹ thuật, chính sách thương mại để kiểm soát hàng nhập chính ngạch và có biện pháp ngăn hàng lậu nhập tràn lan.

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong nước, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2024/NĐ-CP quy định Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Bộ NN&PTNT đã có những dự báo, tham mưu cho Chính phủ về nhu cầu thực phẩm sẽ tăng trong những tháng cuối năm, đặc biệt dịp Tết Nguyên đán. Bộ cũng khuyến cáo hộ chăn nuôi, DN và các địa phương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bảo đảm dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Về lâu dài, ngành nông nghiệp sẽ triển khai các giải pháp thúc đẩy mô hình liên kết sản xuất nông hộ nhỏ, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, kết hợp tổng hợp và hài hòa các giải pháp kiểm soát dịch bệnh; sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi, tiết kiệm đầu vào nâng cao chất lượng đầu ra.

Cùng với đó, thúc đẩy sử dụng phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt, chế biến thủy sản làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; đồng thời sử dụng chất thải chăn nuôi sản xuất phân bón cho cây trồng, tạo nên tuần hoàn theo tiêu chí bền vững, an toàn thân thiện với môi trường.

Giá thép hôm nay 7/10: hy vọng thép nhập khẩu từ Trung Quốc giảm

Giá thép hôm nay 7/10: hy vọng thép nhập khẩu từ Trung Quốc giảm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sát hạch để “vì việc tìm người”

Sát hạch để “vì việc tìm người”

27 Apr, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tại Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch công chức nhằm bố trí người lao động vào các vị trí việc làm phù hợp với năng lực và trình độ. Đề xuất này thể hiện một bước tiến lớn trong tư duy quản lý hành chính và nếu các giải pháp sát hạch được thực hiện hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thực chất, sẽ góp phần khắc phục được sự trì trệ trong giải quyết công việc của một bộ phận.

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

Yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng

24 Apr, 06:20 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế và Bộ Công an vừa họp bàn xem xét tăng chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, hai bộ dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới về công tác này. Không ít người dân bày tỏ sự đồng tình với đề xuất tăng nặng mức xử phạt. Song cùng với đó là yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện cơ chế quản lý.

Nên là quy định tự nguyện

Nên là quy định tự nguyện

23 Apr, 05:05 AM

Kinhtedothi - Dư luận đang quan tâm việc Bộ Nội vụ đề xuất tham khảo kinh nghiệm các quốc gia về nghỉ hưu trước tuổi và kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 với một số lĩnh vực, khi xây dựng Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Đây cũng không phải lần đầu tiên vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu với một số lĩnh vực được bàn tới, tuy nhiên có lẽ không chỉ đơn thuần là đề xuất về một quy định hành chính, mà còn rất nhiều vấn đề cần cân nhắc.

Mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh

Mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh

22 Apr, 06:05 AM

Kinhtedothi - Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, phải coi phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều mục tiêu đặt ra về phát triển kinh tế tư nhân chưa đạt được như kỳ vọng, từ số lượng DN, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, đến đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Không chỉ là một danh xưng

Không chỉ là một danh xưng

21 Apr, 05:35 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua, các địa phương trong cả nước đang khẩn trương công bố dự kiến các phương án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo lộ trình, để lấy ý kiến Nhân dân. Trong đó, cùng với số lượng cấp xã mới dự kiến hình thành sau sắp xếp, tên gọi của các đơn vị hành chính cơ sở mới cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ